Thông báo họp mặt 2017

Bài vở, phim ảnh, tài liệu... xin gởi về suphamvinhlong@gmail.com hay lkluong5@yahoo.com



Nhiều người đọc trong tháng

Bui thuydaonguyen: Mẹ


 Xin giới thiệu bài viết nhận được từ: Bui thuydaonguyen <thuydaonguyen@yahoo.com> . Nếu là Nguyễn Thúy Đào thì xin rất cảm ơn chị.



Mẹ ngồi tựa cửa. Bóng chiều sẫm dần trên những mái phố. Mẹ thường ngồi như thế, kể từ khi cha em làm ăn thua lỗ và chị em bỏ nhà ra đi …
Nhiều nghị lực, mẹ hay giấu nỗi buồn. Mẹ không muốn em biết nhiều rồi càng lo lắng, ảnh hưởng đến việc học.
Mẹ em thứ bảy trong một gia đình có mười người con. Ông ngoại em làm nghề thợ mộc, bà ngoại mua bán gạo lẻ. Do người đông, dù chi xài tiện tặn, cảnh nhà lắm lúc thiếu trước hụt sau. Bởi vậy ngay từ nhỏ, mẹ đã sớm vất vả.
Tết này mẹ em ngoài 60 tuổi. Nhìn những tấm ảnh cũ, dáng mẹ ngày trước thon thả hơn bây giờ. Chỉ đôi mắt hiền từ và nụ cười tươi là không mấy khác xưa …
Cậu Hai kể, ngày ông ngoại ngã bệnh, mẹ chưa đầy 9 tuổi . Những cơn hen suyễn cứ đeo đuổi, vật vã ông cho đến hơn mươi năm sau, ngoại mới qua đời . Suốt thời gian dài ấy, mẹ cùng cậu Tám, ngày đêm thay nhau chăm sóc cho ông ...
Cảnh sống là thế, nhưng ông bà ngoại rất quan tâm việc học hành của các con. Nhờ vậy, mẹ học khá . Để chia sẻ gánh nặng của gia đình, người thi vào ngành sư phạm rồi trở thành cô giáo của một xã nơi vùng sâu.
Nơi đó, mẹ và cha quen nhau …
Khác tánh cha thường suy tư, mơ mộng; tánh mẹ “thực tế” hơn . Nhưng không vì thế cửa nhà kém êm ấm . Có lẽ do mẹ ít nghĩ về mình. Mẹ quần quật suốt ngày. Việc trường lớp vừa xong, mẹ bươn bả chạy về nhà lo cơm nước, giặt giũ, quét dọn …Nhất là khi chúng em ốm đau, gánh nặng đè lên vai mẹ gấp bội!
Có lần nghe chuyện khi cha mẹ còn dạy học tại Hòn Đất (Kiên Giang) . Vì đồng lương ít ỏi , mẹ chăn nuôi thêm gà vịt, cùng cha mượn đất trồng rau, đậu …dành dụm tiền cho việc sinh con. Đến khi mẹ sinh chị đầu lòng , không rõ chị mang bệnh gì , cứ chập choạng tối là chị khóc đến tận khuya . Chạy chữa mãi không dứt . Đêm đêm mẹ ngồi võng ru, nhìn trẻ khóc khản cả hơi mà nước mắt mẹ ứa theo…
Bà nội kể, ngày em chào đời cảnh nhà vẫn chưa hết cơ cực .Cha đi hớt tóc dạo , làm thuê . Mẹ nhận dạy kèm, làm kem chuối bỏ mối. Rồi nhờ đôi tay, nghị lực của mẹ cha; chúng em dần lớn lên , có cơm ăn áo mặc và còn được học hành.
Nghe cô giáo dạy, lòng mẹ bao la như biển cả .  Biết vậy , nhưng em vẫn thích ví mẹ như cây xoài cao đứng thầm lặng nơi góc sân nhà. Cây ấy vừa giản dị vừa gần gũi …Và chừng như vòm lá xanh kia luôn cố xòe hết sức mình, chở che cho chúng em …

               BTĐN
Viết về một cô giáo từng học lớp 2/2 khóa 10 SPVL.


Bài viết: Mẹ ơi !

Vu Lan 2012               
                  Má ơi!
  

 VTV 4 chiều nay phát lại chương trình :"Thay lời muốn nói" chủ đề :"Mẹ ơi" ; tôi bỏ bữa cơm chiều ; ngồi xem lại cho đến hết . Một lần nữa nước mắt lưng tròng , khi nhìn các MC - các ca sĩ , bông hồng đỏ thắm cài trên ngực ; hát những bài hát về mẹ . Và rồi nước mắt chảy dài trên má , không hay biết , khi Quỳnh Hương đọc những  lời xẻ chia  hướng về mẹ . Tình thương - nhớ má trong tôi lại bùng cháy mảnh liệt . Má ơi ! Con thương - nhớ má thật nhiều . Xa má đã mười lăm năm rồi mà cảm xúc của con về má vẫn cháy bỏng trong con . Mọi người đã xẻ chia tình yêu thương với mẹ. Mọi người cũng đã ca ngợi thật nhiều công đức sinh thành dưỡng dục của những người mẹ ; con cũng muốn viết đôi dòng để xẻ chia với mọi người tình thương yêu của con dành cho má ; hơn thế nữa ; con muốn nói với mọi người về về những khổ đau của kiếp người mà má - con đã trải qua  ; những dằn vặt trong tim con suốt bao năm qua mà nói ra dường như nghịch lý : ngày má vĩnh viễn xa rời con để về thế giới bên kia ; con lại không biết buồn !.
    Bác sĩ tai mũi họng nghi ngờ má tôi bị ung thư niêm mạc má  . Các xét nghiệm , sinh thiết ở bệnh viện ung bướu xác nhận điều đó. Tôi thật lo sợ; nhưng bác sĩ điều trị trấn an là bệnh được phát hiện rất sớm; khả năng khu trú một mụt bướu lúc đó nhỏ hơn hạt gạo , là rất cao. Từ đó tôi trở nên thân thuộc với bệnh viện ung bướu như là nhà của mình . Khám , chụp hình , làm các xét nghiệm ...rồi chấm tia , xạ trị ;  những buổi nằm ngồi dật dờ ở hành lang bệnh viện , hay ngồi ngủ dưới bóng cây để chờ má xạ trị. Khi bắt đầu xạ trị thì sức khỏe của má tôi ngày một yếu dần .Những ngày đầu còn tự đi cầu thang lên lầu 1 để khám để chấm tia ; nhưng chỉ sau hai tuần thì tôi phải cõng má tôi lên xuống cầu thang; rồi cõng từ ngoài xe vào đến giường xạ trị ở lầu 1 . Tính lạc quan của tôi mất dần theo sức khỏe, theo trọng lượng cơ thể của má. 
   Nói là cõng , nhưng với tôi , một thằng đàn ông khỏe mạnh , nặng hơn 80 kg , cõng má tôi , lúc đầu chưa tới 40 kg sau đó tụt dần xuống còn chưa tới 30 kg thì việc làm này  chỉ làm nước mắt tôi chảy ra khi cõng má. Rất nhanh, chỉ hơn 1 tháng thì má tôi không còn đủ sức để chịu đựng những lần xạ trị tiếp theo ; mụt bướu cũng lớn lên nhanh chóng; má tôi không muốn xạ trị nữa; tôi đưa về nhà ở ngoại ô Sa Đéc.   
   Đến lúc này thì tôi có thể khóc dể dàng trước mặt những người đến thăm má ; chỉ cố che dấu , không để má thấy tôi khóc. Một người bạn giới thiệu một ông bác sĩ. Tôi đến nhờ ông vào nhà săn sóc, nhưng ông đã khéo léo từ chối và nói với bạn tôi là không ai muốn làm công việc đó; nhưng ông sẵn lòng hướng dẫn tôi những việc phải làm. Tôi hiểu và vô cùng biết ơn ông ; ông đã hướng dẫn tôi cách truyền dịch, cách săn sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối ; trước đây tôi cũng đã học những điều này nên tôi tiếp nhận rất nhanh . Ông còn hướng dẫn cách dùng thuốc , cách xử lý khi bệnh tiến triển; cảm ơn ông!. 
    Tôi là con trai út ; không vướng bận gia đình nên lảnh phần chăm sóc trực tiếp má . Suốt ngày tôi  không dám đi đâu xa; nếu lúc nào không nhìn thấy má thì cũng phải bảo đảm nghe được hết những tiếng động từ giường bệnh . Đêm đến thì các anh chị em chúng tôi giăng mùng nằm dưới gạch , xung quanh giường của má . Và cho đến bây giờ ; mười lăm năm sau khi má tôi mất ;  thỉnh thoảng ban đêm tôi vẫn còn giật mình thức giấc vì ngỡ vừa nghe tiếng của anh chị tôi hét lên khi khám phá máu từ vết thương trên mặt má chảy ra ướt đẫm cả mặt ; cả gối mền . Những tiếng la hét quýnh quáng giữa đêm khuya ngày đó  dường như không bao giờ chịu phai mờ trong ký ức của tôi . Sức khỏe của má ngày một yếu đi khi mụt bướu trên mặt má ngày một lớn . Rồi đến giai đoạn má không nói được ; không nhai được khi vết thương ăn hết thịt trên má tạo thành một lỗ trống  . Tôi vẫn một tuần truyền cho má hai chai đạm cavaglasma 250 ml  màu trắng như sữa. Đến lúc má phải ăn thức ăn xay nhuyển rồi tán qua rây , tiếp vào thực quản bằng ống chích 30 ml . Tôi nhớ ngày đó , khi cho má ăn ; tôi chưa một lần khóc trước mặt má ; nhưng khi dọn rửa dụng cụ , rây ; chén ...thì chưa bao giờ tôi nín khóc được ; nước mắt cứ tuôn trào không làm sao kềm chế được . 
   Thời gian này tôi dần thấm thía nổi đau của kiếp người ; đau đớn nhất cho tôi , là tôi chỉ biết chứng - kiến - bất - lực ; không làm được gì nhiều cho má . Tôi tiêm morphine liều tăng dần vẫn biết dù má không hề la hét ; thuốc chỉ có tác dụng nhất thời !. Đến một buổi sáng ; tôi truyền dịch cho má được khoảng mười phút thì bị phù ở tỉnh mạch . Tôi gọi anh tôi trông chừng má , chạy đi tìm ông bác sĩ để hỏi nguyên do . Ông lắc đầu chia buồn và khuyên tôi không nên truyền dịch cho má tôi nữa . Về cầm chai cavaglasma ra sau nhà ném mạnh xuống sân ; chai đạm lăn lon lóc trên sân - không bể ; nhưng tim tôi dường như đã tan nát ... Từ lâu tôi cố giữ không bao giờ khóc trước mặt má ; nhưng hôm đó tôi đã ôm chầm lấy thân thể chỉ còn da và xương của má khóc nức nở ; khóc như chưa bao giờ được khóc trong vòng tay của má . 
   Bốn ngày sau, má lịm dần rồi đi vào hôn mê ; đến rạng sáng thì mất .Thời gian đó tôi thật bình thản ; tôi sẽ không bao giờ quên được những cảm giác lúc đó . Thậm chí lúc má tôi không còn hơi thở nữa ; tôi cảm thấy thật nhẹ nhàn như vừa trút đi một gánh nặng . Dường như tôi còn có cảm giác vui mừng !. Trời ạ! Đây là điều mà tôi muốn mọi người hãy xẻ chia cùng tôi ; những gì mà tôi đã trải qua cách đây mười lăm năm ; và cho đến tận bây giờ cái cảm giác đó vẫn còn tồn đọng nguyên vẹn trong tôi . Cho dù rất nhiều lần tôi tự hỏi và không bao giờ tìm được câu trả lời :" Trên thế gian này có ai như tôi ; có người con nào cảm thấy vui mừng khi mẹ mình mất "
                                                                                                                             Đông Nguyên 62
  

 Bông Hồng Cài Áo

 



Nhớ Mẹ
(Bông Hồng Cài Áo 2)
Thơ Anh Tuấn
Phổ Nhạc/Hòa Âm: Kym Ngọc
Tiếng hát Ngọc Xuyến

Me5.jpg
bhca2.jpg
bhca2.1.jpg

Hình lớp 2 khóa 10


 
 Út, Tánh (trưởng lớp 2/2, khóa 10), Kim Nguyên và  Kim Lứa về dự ngày thành lập trường SPVL 2011.


 Ảnh kỷ niệm bạn bè khóa 10 lớp 2/2 về dự ngày thành lập trường  năm 2011. 


 Từ trái sang: Kim Anh, Mong, Chiến, Kim Lứa về dự lễ ngày thành lập trường. 

 

 


 
 Từ trái sang phải: Kim Lứa, Ngọc Ánh,  Út, Tánh (trưởng lớp 2/2, khóa 10). Phía sau là anh Hội (chồng Ngọc Ánh, cùng khóa nhưng khác lớp). 




 Ảnh lưu niệm nhân ngày giỗ nhà chị Nguyễn Thị Em ở TP. Cao Lãnh, 2011. 
 

 Ảnh kỷ niệm của Út và Tánh tại Long Xuyên.
Ghi chú: Út và Tánh, ngày xưa chung lớp, nay chung nhà ở Trà Vinh…Chúc cả hai Hạnh phúc! 

 Một số bạn cũ lớp 2/2 (khóa 10) đến dự lễ tân hôn của con trai Kim Lứa tại Long Xuyên ngày 21 tháng 2 năm 2012.
 
 Từ trái sang phải: Kim Hoa, Ngọc Ánh, một người cháu và Kim Anh. 

 
 Từ trái sang phải: Khâm, Hồng Anh, chị Em, Mong và một người cháu.



 Bà và hai đứa cháu ngoại yêu.

Đông Nguyên: Tôi đi dạy học

  
Chủ nhật 14/10/12
Luông mến ;
Gửi Luông bài viết thứ ba .
Đông Nguyên 62 . 2K10 SPVL
Tôi đi dạy học

     Tôi chọn về trường Kinh 7 với lý do duy nhất vì đường từ trường về nhà tôi ngắn nhất so với các trường khác mà tôi được quyền chọn .
 
 
     
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước .Quê tôi với những con sông xinh xắn , uốn lượn , mang theo những con đường quanh co rợp mát , những mái nhà đơn sơ ẩn hiện dưới những khu vườn cây ăn trái trĩu quả . Những cây bần , cây gừa mọc dưới bãi nước ;những cây dừa ngả nghiêng soi bóng bên  dòng sông , nước trong vắt - hiền hòa . Tuổi thơ tôi gắn liền với những dòng sông ,  với bạn bè , trong những cuộc ngụp lặn , vui đùa quên cả trời đất . Những hôm nghỉ học , cùng các bạn đạp xe ra Sông Cái để tắm mát ; những buổi trưa trốn ngủ , rủ nhau ra sông gần nhà hái bần , kết bè chuối đánh trận , đu đưa trên những tàu dừa rồi buông mình rơi tỏm xuống sông khi nước lớn ; hay chia phe đánh nhau trên những bãi sình , mò cá bắt lịch khi nước ròng . Những dòng sông quê tôi là những cuộc chơi đùa , những trận cười sảng khoái và cả những trận đòn vì bỏ ngủ dang nắng ban trưa ;là những ký ức đẹp gắn liền với tuổi thơ , với tình bạn , với vô vàn những kỹ niệm đẹp để thương - để nhớ khi xa quê.
   
 
Ngày đầu tiên về trường Kinh 7; rời tỉnh lộ bước vào con đường đất thẳng tắp chạy dọc bờ kinh , lòng tôi bồn chồn - lo lắng và thật lạ lẫm với cảnh vật nơi mà tôi sẽ sống và làm việc trong những ngày tới . Con kinh đào thẳng tắp ; đứng ở đầu kinh có thể nhìn thấy mút tầm mắt , một dòng nước nhờ nhờ màu cháo lòng kéo dài đến tận chân trời . Không bóng dáng một chiếc xuồng - ghe , không có những vạt lục bình trôi - xanh um và những bông hoa tim tím ; tất cả chỉ là một dòng nước đục ngầu - không chảy - và những dề cỏ nổi lềnh bềnh buồn bã . Kinh 7 là khu định cư của những đồng bào Miền Bắc vào đây đào kinh hạ phèn để làm ruộng từ những năm 54-55. Những năm đó ; ngoài nghề nông ra thì cuộc sống người nông dân ở đây còn mang theo từ Miền Bắc một nghề phụ là đan lát trong những lúc nông nhàn .  Do đó hầu như không thấy màu xanh um của những vườn cây ăn trái ; gần như tất cả , nhà nào cũng trồng trúc và màu hoe vàng của những bụi trúc , lúc đó làm tâm hồn tôi chùng xuống ; con đường đến trường như dài hơn .
     Trường tôi nằm trong vòng rào của nhà thờ . Cái nhìn đầu tiên về ngôi trường  gây cho tôi một ấn tượng sâu đậm mà giờ đây ; đã 40 mươi năm trôi qua vẫn còn trong tôi sự lo lắng - sợ hãi lúc đó . Ngôi trường là 1 dãy 6 phòng học nằm cạnh ngôi giáo đường đỗ nát . Những gạch vụn ngổn ngang ; những thanh sắt cong veo một đầu còn bám vào cột bê tông , đầu còn lại đong đưa trong gió ; những lỗ đạn sâu hút trên những vách tường còn sót lại ; lần đầu tiên trong đời , tôi đứng thật gần với những dấu tích của chiến tranh , chân tôi khẻ run lên  dù cố kềm chế . Sau này nghe Cha xứ kể lại  thì vùng này là vùng xôi đậu , thường xuất hiện cả "phe ta" và "phe mình" . Một hôm thì "phe ta" núp trong nhà thờ bắn "phe mình" đang bay trên trời và hậu quả là giáo đường gục ngã .
 

   
 Trường tôi đã được sửa chữa lại ; khá khang trang . Trường nằm trong  khu vực của nhà thờ ; học sinh thì 100% là giáo dân nên ngoài chuyên môn giảng dạy thì hầu hết mọi việc khác đều thông qua với Cha xứ . Trường có cả giờ dạy giáo lý do các sư huynh thực tập ở nhà thờ phụ trách ; và vấn đề học tập cũng như kỷ luật của học sinh thì thật tuyệt vời . Năm đầu ; tôi nhận dạy lớp 5 ; vì tình hình an ninh nên chỉ các Cô mới dám ở lại trường còn 3 thầy giáo chúng tôi phải về chợ quận thuê nhà  ở . Trường cũng chỉ hoạt động buổi sáng ; do không đủ phòng học nên chúng tôi nhập 2 lớp lại ; một người dạy và một người nghỉ .Suốt 2 năm trường vẫn hoạt động bình thường ; chỉ đôi lần phải đóng cửa trường vì phe ta về đóng trong khu vực hay họp dân , thâu căn cước của dân không cho đi bầu cử . Những lần như vậy thì giáo viên về nhà nghỉ , chờ lúc nào mấy ông bên phe ta nhắn ra :" Các Thầy Cô vào dạy đi" , mới khăn gói trở về trường tiếp tục dạy học . 



 Năm đầu tiên ; kết quả học sinh của tôi thi vào lớp 6 ở quận rất khả quan vì học sinh ở đây rất chăm - ngoan ; nhưng cuộc sống của tôi ở đây phải chứng kiến những sự việc mà suốt cuộc đời còn lại , tôi không bao giờ quên . Trên con đường đến trường ; chúng tôi đi qua 1 cái cống cạn đường kính gần 2 mét nằm ngang  hết con đường . Đêm đó nhà những người dân quanh cống được kêu gọi phải tản cư . Người ta đặt mìn phá đường ở dưới cống cạn đó  mà không biết rằng những gia đình quanh đó , cứ nghe tiếng súng là kéo nhau vào cống cạn để lánh nạn như  ở một hầm trú nạn an toàn nhất . Kết quả là có 13 người dân  đã thịt nát xương tan trong tai nạn thảm khốc đó . Sáng sớm hôm sau ; khi đi ngang cống cạn đó tôi không tin vào mắt mình dù những hình ảnh đó mãi bây giờ  cứ nhắc đến tôi vẫn thấy rõ ràng như đã thấy vào buổi sáng hôm đó . Thịt người vươn vãi trên ngọn cây ; trên dòng nước lềnh bềnh của kinh Cái Sắn .Thịt người màu đỏ thẳm .Thịt người , từng mảnh vụn , có hàng chục con ruồi đeo bám . Thịt người như những ca từ của Trịnh Công Sơn đã viết :"Thịt xương này dành cho người tình , cho tham vọng của một lủ điên" ; thịt người cũng bám sâu vào ký ức của tôi từ hôm đó .
     Mấy tháng sau tôi lại chứng kiến một thảm kịch khác . Cũng bên bờ kinh Cái Sắn , chúng tôi ở trọ cạnh nhà của một ông phó an ninh ấp . Mt buổi chiều ; vẫn còn đủ ánh sáng để mấy đứa chúng tôi ngồi chơi domino trước hiên nhà ; lúc đó nhà bên cạnh có 1 người mặc áo mưa kêu cửa . Biết có chuyện , chúng tôi vào hết trong nhà . Nhà bên cạnh có tiếng đạp cửa ; tiếng chạy huỳnh huỵch rồi tiếng người nhảy  xuống nước . Một tràng súng vang lên điếc ù cả 2 tai ; lại tiếng la hét xin tha mạng cùng tiếng kêu khóc ; tiếng 1 tràng súng nữa vang lên .Lúc đó ; tôi sống trong tột cùng của sự sợ hãi ; nằm yên lặng mà nghe - mà thấm thía cái mất mát , cái tàn nhn của chiến tranh .
     Sau ngày 30/4/75 , tôi vào ở hẳn trong trường vì lúc đó không còn chiến tranh đâu mà sợ .Ngoài giờ dạy học tôi và các bạn có rất nhiều thời gian để lê la khắp xóm thăm nhà của các học sinh . Thời gian này chúng được ăn thịt nhiều loài thủy sản sống ở ruộng  mà từ trước dù ở quê , tôi cũng chưa có dịp được ăn . Nào rắn , nào rùa , nào lươn ... mua của những nông dân đi ruộng về ghé ngang trường . Buổi tối ; tôi và Việt dùng đèn pin đi bắt cóc về nấu cháo đậu xanh . Bây giờ đọc báo thấy người ta ăn thịt cóc bị ngộ độc chết thì hoảng hồn cũng như lúc đó ghê sợ khi kê dao chặt đầu cóc để lột da làm thịt . Thật dã man nhưng cháo cóc thì ngon vô cùng ; cũng như thịt nhái ; khi nghe chúng tôi dùng roi tre đập cho nhái chết để bắt làm thịt thì Cha xứ bảo :"dã man" ; nhưng khi chảo thịt nhái xào xả-ớt dậy mùi thơm bay khắp nhà thờ thì Cha xứ bước qua căn dặn :" Khi nào ăn , Thầy cho tôi ăn thử"
 
    
 Sự nghiệp dạy học của tôi thật ngắn ngủi nhưng khoảng thời gian  đó , cuộc sống của tôi có đủ các cung bậc , vui-buồn-sướng-khổ và cả niềm tự hào vì ít ra trong cuộc đời mình cũng có 2 năm  đi   dạy   học .
                                                          Đông Nguyên 62.

Bài viết: Thưa Thầy ; em cũng không hiểu


6 giờ chiều thứ ba ; ngày 9/10.12
        Luông mến ;
    Đã nhận được thư ngày 6/10 ; nhưng bận quá ; không viết trả lời ngay cho Luông ; đừng trách .
    Xin lỗi vì đã làm cho Luông bận rộn thêm . Từ trước đến giờ ; tôi vẫn thường viết trong Word ; thỉnh thoảng cũng lấy ra gửi cho các bạn theo cách gửi một "thông tin đính kèm" của e.mail  và cũng chưa bị các bạn nói đọc không được ; nên không biết . Bây giờ thì biết rồi ; gửi bài trên trang SPVL thì phải viết bằng mã Unicode với kiểu gõ VNI . Nói lên để có thể các anh chị khác biết , không phải gặp trường hợp này .
     Tôi viết lại bài viết về nội trú nam  và gửi theo đây ; nếu được ; Luông hãy biên tập lại thì sẽ tốt hơn . Thú thật ; tôi không tự tin lắm ; chỉ có nhiệt tình không , chắc là chưa đủ     Chào Luông . Hẹn thư sau .
    Đông Nguyên 62. 2K10 SPVL
Sư huynh an tâm . Em đang rất cần và ao ước sự nhiệt tình này của anh và những sư huynh đệ khác. Nói chung hình như "ta thua vì ta đã già" cái thời net này chúng mình phải cố gắng chới với khều khều mới đụng nó.
anh gõ trong Word cũng được
nhưng phải chọn font mặc định của máy là:
Times New Roman, Arial, Tahoma, Georgia, Verdana, Courier New…
 
những font này tự nó đã có trong tất cả các máy cài hệ điều hành Microsoft cho nên máy nào cũng xem được còn font Vni- chỉ dùng cho những máy có cài thêm font này. Ở VN thì thường mấy chú thợ computer đã cài thêm vào.



 

  
Thưa Thầy ; em cũng không hiểu
     Những ngày chuẩn bị để về Vĩnh Long nhập học ; tôi đã nghe Nghiệp , một đàn anh khóa 9 ; nói nhiều về sinh hoạt học tập cũng như cuộc sống của giáo sinh trong nội trú . Lúc đó nghe thì nghe cho vui ; chứ  thật sự tôi không thấy gì là quan trọng cả .Dĩ nhiên ; mỗi môi trường sống hay học tập đều có cái khác lạ của nó ; nhưng đi học mà ; có phải đi lính tráng gì đâu ? đã đi học 12 năm rồi ; bây giờ chỉ còn hai năm nữa ; chắc chả có gì đáng nói ; có khó khăn gì thì chắc là cố gắng một chút thì cũng xong ngay thôi .
     Tôi định đem theo một số sách lớp 12 ; quyết chí ôn để thi  lại . Nghe vậy , Nghiệp cười rồi bảo :   " Mày mà học thi được tao đi đầu xuống đất ". Nghe nó nói , tôi cũng hơi chột dạ ; nhưng cũng xếp mấy cuốn sách vào túi ; dù gì thì tôi cũng đã quyết tâm là năm nay phải cố học để thi lại .
     Cuộc sống nội trú bắt đầu với nhiều mới lạ . Bạn mới ; phòng mới ; khung cảnh mới ... nên đêm đầu tiên thật khó ngủ . Đêm đó không biết tôi đã ngủ được bao lâu thì hốt hoảng thức giấc vì một tràng âm thanh nghe rợn người . Bước ra ngoài hành lang xem chuyện gì xảy ra ; tôi chợt nhớ lời của Nghiệp kể :  " lấy cái chân ghế sắt gãy ; thọc vào lan can rồi chạy từ đầu này đến đầu kia của hành lang ... đêm khuya nghe như tiếng ai đó vừa bắn một tràng đại liên bên tai ." Đó là lời chào đón đầu tiên của nội trú ; nhưng sau này ; khi mà không còn việc gì để chào đón thì thỉnh thoảng , nội trú vẫn vang lên những tràng âm thanh rợn người của một bạn nào đó buồn vì nhớ nhà không ngủ được ; nhớ người yêu ; ngày mai hết tiền ăn cơm ... ; hay không  vì một lý do nào cả .
     Tòa nhà nội trú nam giáp với sân vận động Vĩnh Long và một mặt giáp với quốc lộ về Cần Thơ . Nội trú có hai giám thị ; Ông Nhân mập và ông Trọng ốm . Cả hai Ông đều như nhau ; có vẻ xuề xòa và có phần thân thiết với các giáo sinh như anh em trong nhà .Ban đêm trong ca trực ; thỉnh thoảng cũng đi dạo một vòng ; nhưng suốt hai năm ; dường như chưa nghe hai ông phạt vạ ai . Nghe vậy chắc nhiều người nghĩ rằng giáo sinh nội trú chúng tôi không phá phách và ngoan ngoãn như các Thầy bên Đại Chủng Viện . Không đâu ; những hành động phá phách của chúng tôi mỗi khi đến tai Thầy Hiệu trưởng Phan Công Minh thì được Thầy "mời" lên phòng Thầy " uống trà" và nghe các bạn nói lại là lần nào Thầy cũng phán một câu :    " Tôi không hiểu nổi ."
     Nội qui của nội trú cấm giáo sinh nấu nướng trong phòng  , nhưng ngay đầu năm tôi đã cùng Nghiệp và Thiện ; 2 đàn anh khóa 9 ; nấu cơm ăn trong phòng .Nấu cơm ăn trong phòng có nhiều cái vui và ít tốn tiền hơn ăn cơm tháng . Đầu tuần về nhà mới lên thì ăn cơm với thịt cá kho sẵn từ nhà mang lên ; cuối tuần thì thì chỉ cần một hộp thịt bò rửa sạch ; bỏ vào nồi cơm khi cơm cạn , thêm 1 trái dưa leo là ba đứa xong một bửa ăn .Ngày đó tụi tôi chưa có nồi cơm điện ; nấu cơm phải chắt nước khi cơm sôi . Chúng tôi lấy 1 máng đèn neon đưa ra ngoài cửa sổ và chắt cho nước cơm sôi chảy xuống đất . Phòng tôi ở lầu 1 ; dưới đất là một khoảng mọc đầy cỏ hoang và ít ai đi dưới đó . Thỉnh thoảng , Mẹ con Bà Tám lao công   đi ra , nhặt vật gì  đó của các bạn đánh rơi . Tôi nhớ mãi ,cứ mỗi khi sắp chắt nước cơm sôi ; Thiện la lớn lên " Bà Tám ơi ; nước cơm sôi nhe Bà Tám ." Chúng tôi nấu cơm ăn trong phòng là phạm nội qui ; nhưng hình như không phải dấu diếm ai , và cũng không thấy ai nói gì cả .
     Thầy Hiệu trưởng nói không hiểu ; nhưng không biết có ai hi
u nổi những hành động của chúng tôi ở thời điểm đó không ? Có ai hiu , những thằng thanh niên , có thằng có lẻ đã có vợ ở nhà , leo lên bàn làm trò khỉ chọc phá những người đi đường ;có khi còn lấy quần áo , chổi đưa ra ngoài cửa sổ quơ qua quơ lại để các cô gái đi dưới đường chú ý ?. Có bạn còn không hiu nổi khi dùng kính , hắt tia phản chiếu vào mặt người đi dưới đường .Có ai hiu vì sao cây trứng cá trong sân nội trú ; tàn lá vươn cao khỏi lầu 2 ; một đêm cuối tuần bổng bốc cháy dử dội vì ai đó có lẻ vừa xem phim hành động , muốn tái hiện 1 cảnh trong phim nên tưới dầu hôi từ trên ngọn rồi châm lửa đốt ?. Có ai hiểu vì sao các nhà vệ sinh trong nội trú nam , mỗi khi bước vào thì nước mắt lại chảy ra ?. Có ai hiểu tại sao Thầy Mười Hai đang đi dưới sân thì lảnh nguyên một thau nước xả quần áo ?...
     Nhiều . Nhiều lắm . Có những chuyện mà tất cả chúng tôi ngày đó xem như "chuyện thường ngày ở huyện". Giữa đêm khuya , nếu bạn đang an giấc nồng mà phải giật mình thức giấc vì tiếng ai đó đang gào thét :"Don't let me down . Hai trái bí đao ".thì đó là chuyện không có gì đáng nói ; bạn phải hiểu
là một nhóm nhạc rock nào đó mới được hình thành sau một cuộc nhậu và đang mượn cái không gian yên tỉnh của đêm khuya để đập son , đạp vách , gào thét để luyện tập . Hoặc nếu sáng thứ hai ; bạn về nhà mới lên ; mở cửa phòng thì thấy vắng hoe ; đồng thời một  mùi hôi tanh xộc vào mũi bạn thì bạn phải biết đêm trước , tại phòng này đã xãy ra một buổi giao lưu của các bạn nào đó với ma men; và đây là những tàn tích của buổi giao lưu đó . Bạn có thể dũng cảm xách nước rửa dọn hay lẳng lặng xách túi quần áo đi tá túc ở phòng khác , trông chờ xem có ai dũng cảm hơn bạn . Hoặc nếu buổi tối bạn đi đánh bóng bàn hay đi chơi ở phòng khác về khuya , bạn phải cẩn trọng ; cửa hé mở nhưng trên cánh cửa chênh vênh là một sô nước dơ đang chực chờ bạn đẩy cửa bước vào là  đưa bạn đi nhà tắm để tắm đêm . Nhưng nếu bạn an toàn qua khỏi cửa thì bạn vẫn phải coi chừng ; có thể một bịch nước cột miệng hờ hửng nằm trên nệm đang chờ bạn đụng nhẹ đến sẽ sà ra , ướt hết nệm ;lúc đó bạn có muốn ngủ thì phải nằm dưới gạch và chờ hôm sau khi  bạn nào đó đi học thì bạn đổi nệm của nó để tối đến khỏi phải ngủ lạnh . Bực mình thật ; nhưng nếu bạn vượt qua được tất cả thì bạn sẽ cảm thấy một niềm vui to lớn như bạn vừa thi đậu tú tài 2 và bạn có quyền cười thật to và thật sảng khoái . Có bạn bực mình quá liền trả đũa  ngay tức thì ; thế là đêm đó cả phòng phải tản cư đi phòng khác ngủ nhờ .Cũng có đêm ; khi mọi người đã ngủ thì vẫn có một bạn nào đó ra vào nhà vệ sinh liên tục , lấy đầy nước vào ống chích rồi hé cửa từng phòng , đứng ngoài bơm nước vào mùng bạn ; thế là cả đám nháo nhào thức dậy đi truy lùng "kẻ địch" để "làm thịt". Nhưng hai năm ở nội trú hình như chỉ xảy ra một trường hợp thiếu kềm chế để nảy sinh hậu quả nghiêm trọng .Chỉ có việc tắt đèn và để đèn ; anh này thì cho rằng đèn sáng quá không ngủ được nên "tắt" ; anh kia thì cần ánh sáng để làm việc gì đó nên "mở" ; "tắt" "mở"
 được vài lần thì một anh "dí" cái ghế sắt vào mặt anh kia ; kết quả là một anh phải đi trồng răng lại và một anh thì phải khăn gói về quê tìm nghề khác để học . Tôi cũng có một lần mà nếu không kềm chế được thì đã xảy ra việc đáng tiếc . Hôm đó tôi từ phòng giặt bưng về một chồng chén đĩa vừa rửa ; sắp đến phòng thì một bàn tay của ai đó đánh mạnh vào tay tôi ; chồng chén đĩa rơi xuống sàn hành lang bể nát . Tôi lặng người đi vì tức giận nhưng cố kềm chế ; làm mặt lạnh đi thẳng vô phòng đóng cửa lại để không phải nghe những tràng cười khoái trá sau lưng .
     Một điều nữa là nội trú nam SPVL hình như không mất cắp như ở những ký túc xá hay những nội trú mà tôi biết . Có thể một bạn nào đó sống kỷ tính ; thức ăn - trái cây ở nhà mang lên , bỏ vô tủ khóa lại để ăn một mình . Tôi chắc là bạn đó  có hôm đi học về sẽ thấy tủ mình trống không như tôi đã từng gặp . Tôi nấu cơm ăn trong phòng  nên tủ phải khóa lại vì thức ăn là chuyện sinh tử ; tôi khóa tủ nhưng nơi để chìa khóa thì ít nhất cũng có năm bạn biết . Hôm đó là ngày đầu tuần ; đi học về tôi thấy Thiện dọn cơm ăn với thịt hộp ; tôi nói :" Có nồi thịt kho trứng ; tao mới đem xuống hôm qua mà ?" . Thiện nói :" Thằng nào mở tủ bưng nguyên nồi thịt mất tiêu rồi ; mày đi tìm cái nồi đi "
     Còn nhiều ; còn rất nhiều chuyện đã xảy ra trong hai năm tôi sống ở nội trú SPVL mà tôi chắc rằng không ai hiễu nổi ; có những chuyện không tiện kể ra và cũng có những chuyên thuộc dạng "thâm cung bí sử" của nội trú nam , mà bây giờ ; 40 năm trôi qua rồi ; bên ly cafe ; các bạn tôi vẫn nhắc lại để hồi tưởng lại thời gian thât đẹp của đời mình .
     Giờ  đây , ngẩm nghĩ lại những việc làm của chúng tôi thời đó ; nếu được  Thầy Hiệu Trưởng "mời" lên "uống trà" và hỏi nguyên nhân ; chắc tôi cũng chỉ ấp úng và nói một câu :" Thưa Thầy , em cũng không hiểu nổi" . Không hi
u nổi những sự việc xảy ra lúc đó nhưng tôi hiu chính những sự việc đó là một sợi dây tình cảm đã trói chặt chúng tôi lại với nhau .Cũng chính quãng thời gian đó đã dạy chúng tôi khôn lớn , cứng cáp hơn với đời . Và cũng chính thời gian đó có nhiều sự việc để ghi nhớ - ấp ủ trong lòng ; để bây giờ ; 40 năm sau ; tôi vẫn còn có chuyện để nói với các bạn .
            Đông Nguyên 62 .



Bài viết: Đông Nguyên K10-SPVL

8 giờ 30 sáng thứ ba 2/10/12
          Luông mến ;
     Tuần rồi có gởi cho Luông 1 thư nhưng lơ đểnh đánh địa chỉ thiếu cái dấu chấm nên thư không đến được .
     Hôm nay tôi gửi cho Luông bài SPVL ; nếu được nhờ Luông đăng trong mục Ngày ấy ; với ước mong đánh động các Anh Chị - các bạn sẽ gửi bài thật nhiều về trang SPVL . Thật buồn và thật ngạc nhiên khi thấy tình trạng đói bài viết của hằng mấy ngàn  người đã từng bước qua mái trường Sư Phạm Vĩnh Long . Lần nào vào trang SPVL , cũng chỉ có  mấy tấm hình ,vài thông tin đã xem từ ...năm nào ; xem hoài  chán quá .Thôi thì các bạn không viết thì mình bạo gan viết vậy . Mong mọi người sẽ thấy là bài của mình viết dở quá ; sẽ nổi hứng để viết nhiều bài hay hơn .
Thân ái . Đông Nguyên K10-SPVL
    Địa chỉ liên lạc : dongnguyenvan45@yahoo.com.vn

________________________________________
   
                          __________________________________________________                    


SPVL

       Khoâng bieát ai laø ngöôøi ñaàu tieân ñoïc traïi 4 töø Sö Phaïm Vónh Long ra thaønh Soá Phaän Veà Laøng ; vôùi toâi ; sao toâi thaáy 4 töø Soá Phaän Veà Laøng töï noù ñaõ coù veû gì ñoù buoàn buoàn vaø an phaän . Vaø 4 töø ñoù cuõng aûnh höôûng khoâng ít ñeán sinh hoaït hoïc taäp ; tinh thaàn hoïc taäp cuûa tröôøng vaø cuûa chính baûn thaân toâi . Ñieàu ñoù khoâng bieát coù ñuùng khoâng hay töï toâi coá caûm thaáy nhö vaäy ñeå bieän minh cho thaùi ñoä – caùch soáng – caùch hoïc taäp cuûa toâi suoát 2 naêm ôû maùi tröôøng thaân yeâu maø giôø ñaây , ñaõ xa caùch gaàn 40 naêm roài kyù öùc veà nhöõng ngaøy thaùng ñeïp ñoù vaãn khoâng heà phai trong toâi .
      Baây giôø moãi laàn ñoäng vieân caùc chaùu ngoaïi “ Ngaøy xöa OÂng hoïc raát gioûi , caùc chaùu phaûi noi theo göông cuûa Oâng …” hình nhö toâi ñaõ coá tình khoâng gaén 2 naêm hoïc ôû Sö Phaïm Vónh Long vaøo cuoäc ñôøi cuûa toâi .Hai naêm ñoù khoâng phaûi laø coù nhöõng söï vieäc khieán toâi coá queân , maø ngöôïc laïi; tröø nhöõng khi phaûi choáng choïi vôùi nhöõng khoù khaên quaù lôùn veà kinh teá hay beänh taät ; toâi ñaõ daønh raát nhieàu thôøi gian ñeå cuøng baïn beø noùi – hoài töôûng veà” nhöõng ngaøy khoâng theå ñeïp hôn”trong cuoäc ñôøi chuùng toâi .
     Caùc baïn nam cuûa khoùa toâi ; raát nhieàu baïn cuøng hoaøn caûnh nhö toâi laø duøng khai sanh nhoû tuoåi hôn tuoåi thaät ñeå ñi hoïc vì sôï ñi lính ; neân so vôùi Ban Giaùm hieäu cuûa tröôøng luùc ñoù ; so vôùi caùc Thaày Coâ thì tuoåi ñôøi khoâng cheânh leäch nhieàu . Töø Thaày Phan Coâng Minh ; Ñaøo Vaên Nhu cho ñeán Caùc Thaày  Tröông Phöôùc Ñöùc ; Thaày Möôøi Hai; Thaày Bæ ; Thaày Taâm  ;Thaày Phaïm Doanh ; Thaày Haïnh ;Thaày Taùm Caø Mau; Thầy Phạm Nghi Quang … cho ñeán caùc Coâ Traø Mi ; Coâ Aùnh … luùc ñoù tuoåi ñôøi coøn raát treû . Duy nhaát coù Thaáy Toång Giaùm Thò Ñaëng Vaên Nhu ( laõo laùi ñoø beân bôø soâng Tieàn ) laø coù toùc baïc ; toùc baïc nhöng taâm hoàn cuûa Thaày cuõng nhö caùch cö xöû cuûa Thaày raát treû . Nuï cöôøi ñoân haäu , hieàn töø ; nhöõng lôøi nhaän xeùt veà khuyeát ñieåm hoïc troø thaät nheï nhaøn, saâu saéc, pha chuùt traøo loäng ñeå caû Thaày vaø troø cuøng thaáy  caùi khuyeát ñieåm cuûa troø phaïm phaûi döôøng nhö bôùt quan troïng ñeå cho qua nhöng vaãn maõi ghi nhôù trong loøng .
     Hoøa nhaäp vaøo sinh hoaït cuûa tröôøng moät thôøi gian ngaén , toâi thaáy ngay moâi tröôøng hoïc taäp – moâi tröôøng soáng ôû ñaây ñeàø cao- chuù troïng vaøo tinh thaàn coäng ñoàng – tính taäp theå ; döôøng nhö “caù nhaân xuaát saéc” ít tìm thaáy ôû moâi tröôøng naøy . Vaø döôøng nhö töø ban giaùm hieäu cho ñeán caùc Thaày Coâ khoâng moät ai ñeà cao – khuyeán khích tính caïnh tranh caù nhaân ; döôøng nhö caùc Thaày Coâ quaù lòch söï ; xem chuùng toâi laø nhöõng ngöôøi ñaõ lôùn vaø luoân ñeå moïi ngöôøi töï giaùc trong vieäc hoïc . Theá laø töø ñoù caùch hoïc  cuûa toâi coù nhieàu thay ñoåi ; döôøng nhö toâi ít chuù troïng vaøo nhöõng giôø hoïc lyù thuyeát ; nhöõng “cuùa cöùng , cuaù meàm” cuaû Coâ Traø Mi hay nhöõng giôø hoïc cuûa Thaày Phaïm Doanh khoâng bao giôø haáp daån vôùi toâi . Toâi nhôù giôø hoïc cuûa Thaày Phaïm Doanh vaøo giôø cuoái cuûa chieàu thöù baûy vaø thöôøng thì giôø hoïc keát thuùc sôùm hôn qui ñònh . Tieát hoïc coøn khoaûn 30 phuùt nöõa môùi heát giôø thì theá naøo 1 trong caùc baïn nam cuõng noùi :” Heát xe veà Saøi Goøn roài Thaày ôi !”; theá laø Thaày noùi :” Khoâng muoán hoïc nöõa thì veà”. Ñuùng laø chuùng toâi luùc ñoù ñaõ lôùn ñaàu roài maø vaãn coøn nhö con nít ; khoâng chòu ñeå maát caùi tieáng maø ngöôøi ñôøi ñaõ gaùn cho : “ Nhaát quæ , nhì ma , thöù ba hoïc troø”.
      Roài caøng luùc toâi caøng thaáy mình chæ meâ hoïc nhöõng giôø thöc haønh ; nhöõng giôø coù    “ ñoäng tay , ñoäng chaân “. Cuøng vôùi Taùnh vaø vaøi baïn nöõa ,toâi raát thoaûi maùi laën huïp beân bôø soâng Sein hay trong hoà tröôùc coång noäi truù nöõ  (giaùp vôùi tröôøng kyû thuaät luùc ñoù laø 1 caùi ao ); trong giôø hoïc . Toâi cuõng ñöôïc pheùp chính thöùc taäp luyeän boùng chuyeàn – boùng ñaù maø khoâng phaûi vaøo lôùp . Vaø ñi traïi thì khoûi noùi ; khoâng coù lyù do gì ñeå toâi töø choái nhöõng dòp nhö vaäy . Cuõng coù vaøi xaùo troän trong khoaûn thôøi gian 2 naêm ôû SPVL ; nhöng roài moïi vieäc vaãn tieán haønh nhö theá cho ñeán luùc chuùng toâi chuaån bò thi toát nghieäp . Hoâm baét thaêm thi thöïc haønh ; toâi vaéng maët vaø ñöôïc xeáp lòch thi vaøo ngaøy cuoái cuøng ; ngaøy maø caùc baïn toâi e ngaïi vì “maáy nhoùc” döôùi tröôøng Nam ñaõ meät moõi ;” tham gia thì ít maø quaäy phaù thì nhieàu”. Theá nhöng keát quaû thi thöïc haønh toâi ñaõ ñaït ñieåm khaù cao ;  chæ keùm caùc baïn coù ñieåm cao nhaát nöûa ñieåm. Ñieåm thi thöïc haønh cao nhöng ( laïi nhöng ) toâi ra tröôøng vôùi thöù haïn 423, thöù haïn maø trong buoåi leã toát nghieäp vaø choïn nhieäm sôû, caùc baïn noùi toâi ñöôïc laøm “ truï trì” vì neáu toâi  choïn nhieäm sôû sôùm ra veà sôùm thì töùc laø buoåi leã phaûi keát thuùc sôùm roài .
     Gaàn 40 naêm roài ; toâi vaãn nhôù hoaøi caùi buoåi leã toát nhieäp vaø choïn nhieäm sôû ñoù . Nhieàu baïn ñaõ ñeán baét tay töø bieät ñeå ra veà vaø cuõng nhieàu baïn ñaõ cöôøi ha haû roài noùi vôùi toâi  :” Tao veà tröôùc ; maøy nguû moät giaác cho khoûe roài thöùc daäy choïn nhieäm sôû roài veà sau”. Taát caû thaät vui veû ; toâi bieát caùc baïn toâi , khoâng ai töï haøo khi  coù thöù haïn ra tröôøng cao ; vaø baûn thaân toâi ; cho ñeán baây giôø ; 40 naêm roài; toâi cuõng chöa bao giôø buoàn – hoái tieác – hay maëc caûm vì thöù haïn ra tröôøng thaáp cuûa toâi ; ngay caû baây giôø , khi khuyeân caùc con chaùu phaûi coá gaéng hoïc cho gioûi ; vì toâi vaøo Sö Phaïm Vónh Long laø ñaõ maëc nhieân chaáp nhaän “ Soá Phaän Veà Laøng “ roài . Toâi khoâng ñaäu ra tröôøng vôùi thöù haïn cao nhöng khoâng heà buoàn vì nôi ñoù ; Sö Phaïm Vónh Long ñaõ daïy cho toâi raát nhieàu ; nhieàu hôn baát cöù nôi naøo trong cuoäc ñôøi toâi . Vaø ñieàu maø toâi traân troïng nhaát laø toâi ñaõ hoïc ñöôïc laø phaûi maïnh daïn daán thaân vaø tình thöông yeâu nôi maùi tröôøng ñoù thì khoûi noùi caùc baïn cuõng ñoàng yù vôùi toâi ; Toâi yeâu SPVL.
                                                           Ñoâng Nguyeân 62

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - IV-2

Những hình ảnh này của bạn Trần Hoàng Túy 3/13 Từ khóa 10 đến các em sau 75 *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - IV-1

Những hình ảnh này của bạn Trần Hoàng Túy 3/13 Đại sư huynh, đại sư tỷ. còn nữa *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - III-2

Được sự hổ trợ của BGH và SV trường Cao Đẳng Sư phạm Vĩnh Long. Sáng ngày 9/11/2014, gần 350 CGS của các khóa trước 62 và cả sau 75 đã gặp mặt rất vui, cùng ôn lại kỹ niệm xưa. Những hình ảnh này của bạn Hồng Anh Dũng 5/11 Khóa 13 còn nữa

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-121

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-12

Sư Phạm Vĩnh Long - Bi giờ : Nơi lưu lại những trang viết, giao lưu, hình ảnh... hiện nay
0Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-11

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 còn nữa *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-10

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 * còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-9

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 còn nữa *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-8

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-7

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 * còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-6

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 * còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-5

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 * còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-4

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 còn nữa *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-3

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-2

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 * Còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-1

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *Còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - 5

Được sự hổ trợ của BGH và SV trường Cao Đẳng Sư phạm Vĩnh Long. Sáng ngày 9/11/2014, gần 350 CGS của các khóa trước 62 và cả sau 75 đã gặp mặt rất vui, cùng ôn lại kỹ niệm xưa. Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *Còn tiếp*



Hình họp mặt GĐ SPVL ngày 10/11/13 phần 2


Hình họp mặt GĐ SPVL ngày 10/11/13

GĐSPVL vô cùng hoan hỉ với sự có mặt của đại sư huynh và đại sư tỷ khóa trước năm 1962 Ban liên lạc GĐ SPVL Đã có mặt đủ các khóa từ 1 đến 13 thêm »

Ý thức của một người Mẹ. cao_thi_hong_nguyet@yahoo.com

: Đoản văn. Cám ơn chị Nguyệt, Tánh đọc bài nầy sao thấy giống Hồng Nguyệt qúa vậy. Ngày trước má Tánh giúp đỡ người sa cơ, lỡ bước mà má cũng không nói gì với mấy chị em. Lớn lên, mình cũng có lòng và muốn làm một cái gì đó (có thể theo bản năng tự nhiên) nhung vì hoàn cảnh sau năm 75 mình chưa làm được và nếu như mình còn trong nước chắc là Tánh cũng sẽ ích kỷ lo giữ cho riêng mình!! Em ... thêm »


Truyện ngắn Đông Nguyên: THỦY CHUNG

-Hải Âu xong chưa ? Thưa Ngoại; thưa Mẹ rồi Cậu Mợ chở đi học . - Ba ngủ ngon quá , em không đánh thức Ba . Chị lo cho Ba giùm em . -Đêm nào cũng vậy ;Ba thức cả đêm , đi lại rồi ngồi sầu não ngó trông Má . Nhìn Ba ,Chị thương quá ; không cầm được nước mắt .Để Ba ngủ đi , hai em cứ đi làm . Đừng ngại , Chị làm vệ sinh cho Ba được mà . Không có vấn đề gì đâu . Nga biết không ? Chị nghe kể lại ; 3 tuổi Chị vẫn còn ị trong quần . Ba đi dạy về thấy Chị không chạy ra đón , cứ đứng trong góc nhà là biết ngay ; đến xốc nách vào nhà tắm để rửa ráy . Ba đã hy sinh cả đời... thêm »

Cánh cò quê ngoại. Cao Thị Hồng Nguyệt

Thuở ấy ngoại tôi ở một tỉnh ven biển của đồng bằng sông Cửu Long.Nơi ấy đồng thì chua mà nước lại mặn. Dân cư ở đây số ít buôn bán tại thị xã còn đa phần sống bằng nghề nông hàng năm với 1 mùa lúa. Nhà dì tôi ở cách thị xả hơn 20 km,nằm giữa vuông rừng dầu rộng lớn. Lúc nhỏ tôi hay thường được về chơi trong những ngày nghĩ học. Ôi thích làm sao, tôi được chạy nhảy tung tăng, hít thở khí trời trong lành và cái êm đềm dịu dàng của cánh đông quê bát ngát. Dưới thấp kia,lúa ơi là lúa, cả một màu vàng rực rỡ mỗi khi đến mùa thu hoạch. Trên đồi cao là rừng dầu bạt ngàn với... thêm »

Tuyển tập Một chút nồng nàn thơm má em của SPSG

Có những chuyện tưởng chừng như vụn vặt, rất đời thường..trong cuộc sống .Nhưng lại gợi cho ta một cảm xúc.. khi nhẹ nhàng, khi mảnh liệt. Dừng xe kế giải phân cách, sau những vạch sơn trắng, nhìn một cậu bé dìu cụ bà sang bên kia đường, nhìn mưa rơi, nhìn buổi tựu trường…..cũng làm cho ta liên tưởng đến những kỷ niệm, một thời đã in sâu trong ký ức. . . Những cảm nhận đó được thể hiện rời rạt qua lời thơ trên Facebook của bạn bè, thân hữu …phần nào cũng chia sẽ được những đồng cảm đó đến với mọi người……. Nay xin góp nhặt những lá vàng cảm xúc thể hiện lát đát khắp nơi trên NET vào ... thêm »

Thơ Đông Nguyên : Tình Già

Ta vẫn yêu em tựa thuở nào , Vẫn buồn - vẫn nhớ - vẫn chiêm bao , Vẫn thèm - vẫn muốn ... đêm nay ngủ , Đầu gối tay em - dệt ước mơ . Ta đã xa em nửa cuộc đời . Tháng ngày chồng chất - nhớ không nguôi , Chắc chiu nổi nhớ , hương yêu cũ Ấp ủ trong tim giấc mộng đời . Ngày xưa ta lấy tơ Trời , Dệt bao nhiêu mộng cho đời thêm xanh , Nhưng tơ tình quá mong manh Tình đà tan vỡ - cõi lòng quạnh hiu , Giờ đây cố bắt mây chiều Cột hương yêu ảo - tró... thêm »


Video kỹ niệm 50 năm Sư phạm Vĩnh Long 1962-1912

và 35 năm SPCĐVL do trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long tổ chức ngày 03/11/2011. Clip này đã dùng tư liệu của ông Hồ Tỉnh Tâm

Cựu GS SPVL về thăm trường 2011

Bài chép trên trang http://tongphuochiep71.com/ Cựu giáo sinh Trường Sư phạm Vĩnh Long về thăm trường. Ngày đăng: 2011-10-08 01:18:20 Ngày 2/10, các cựu giáo sinh nhiều niên khóa của Trường Sư phạm Vĩnh Long về thăm trường. đây là cuộc họp lớn nhất của giáo sinh sư phạm VL từ trước đến nay. Các giáo sinh Trần văn Chùm, Nguyễn văn Lần, Lê thị Hồng Hoa, Lê văn Thìn, Xuân Hương, Trương Hồng Hoa (TPH71.com) cũng nhân dịp này về thăm trường Sư Phạm cũ, nơi các bạn này đã có hai năm 1971-1973 mài ghế nhà trường. Tin: Trần văn Chùm, ảnh: Nguyễn văn Lần Một g... thêm »

Huỳnh Thị Hồng Nguyệt 2K9 bi giờ

Chào Luông&anh Minh. Tới hôm nay tôi mới thấy trang SPVl hoạt động lai&có mail1 bạn học cùng lớp ngày xưa.Tôi xin gởi đến 2 bạn mấy hình lan rừng của vườn tôi đã nở vào mùa mưa nầy.Mấy ngày trước anh Tân gọi về nhắc về anh Minh cho tôi nhớ lại nhưng chưa nhớ nổi ,mong bạn thông cảm nha,Hà thị Xuân bên Úc có nói cũng có nhận mail anh rồi.Chúc Luông&Minh nhiều sức khỏe Huynhthihongnguyet

Chung một mái trường Sư Phạm Vĩnh Long

Tập ảnh kỷ niệm 40 năm (1973 - 2013) chung một mái trường Sư Phạm Vĩnh Long do một số cựu giáo sinh (gồm 30 người từ nhiều vùng miền) tổ chức ngày 19 tháng 3 năm 2013 tại nhà Kim Nguyên ở Cổ Cò, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ảnh 1: Chủ nhà Kim Nguyên tuyên bố lý do họp mặt. Ảnh 2 và 3: Bạn Định ở chợ Ông Bầu (thuộc huyện Cao Lãnh) vui vẻ góp lời, nói thêm về ý nghĩa ngày kỷ niệm 40 năm. Ảnh 4: Bạn Định ở huyện Cao Lãnh chạm ly với bạn Ngọc Hồng ở thành phố Bến Tre (giữa ảnh). Phía trái ảnh là bạn Khẩn ở TP Cao Lãnh và phía ảnh là bạn Phục ở Sài Gòn. Ảnh 5: N... thêm »

Thơ Đông Nguyên: Tôi - Anh - Chúng ta

* Nhớ ngày Khiêm ra đi .* * * * Tôi viết những vần thơ* * Bằng màu mây xám - chết .* * Gửi đến Anh - người nằm trong lòng đất âm u .* * Ngôi mộ đìu hiu - đất lạnh ,* * chưa xanh màu cỏ .* * * * Tôi viếng mộ Anh , buổi chiều nắng tắt ,* * Những bông hoa héo úa - cánh hoa ủ rủ ,* * khép lá sầu .* * Những dấu chân bằng hữu ;* * Còn vươn đọng mến thương .* * ... thêm »

Phổ cập

[image: http://i60.photobucket.com/albums/h5/nightfirehenry/teacher.jpg] Ngày học ở Sư Phạm Vĩnh Long ; Thầy Mười Hai đã vẽ cho chúng tôi hình ảnh một thầy (cô) giáo làng thật oai phong lẫm liệt ."Một tay xách cặp ; một tay cầm thước ; hiên ngang bước đến trường " . Ngày đó , có bạn hỏi Thầy :" Thế có cần phải mua ngựa để cưởi không Thầy ?". Thầy có vẻ không vừa ý nói tiếp :" Thầy giáo phải như một vị tướng soái giữa ba quân !" . Những năm đầu đi dạy học ; tôi vẫn mang cái ý tưởng mình là một vị tướng soái chỉ huy mấy chục tên lính nhỏ . Vị tướng soái mới ra trường tả xun... thêm »

Xóa mù chữ

Ngày tôi chuyển công tác về quê nhà cũng là ngày sự nghiệp giáo dục của tôi bước sang một ngả rẻ khác ; tôi không còn được "gõ đầu trẻ " nữa mà phải chuyển sang làm công tác xóa mù chữ . Nhận công tác mới mà lòng không vui một chút nào ; không còn được gần gũi - dạy dỗ lũ trẻ mà tôi mến yêu nữa ; cứ nghĩ đến điều đó là lòng tôi oặn thắt . Còn đâu những ánh mắt thơ ngây , trong sáng ; những buổi sớm mai , đầu đội nón lá , tay nắm tay tung tăng đến trường ; còn đâu những tiếng la hét cười đùa trong giờ ra chơi hay những ánh mắt lấm lét khẻ nhìn tôi rồi qua... thêm »

Thương về Thường Thạnh

* * * Những lúc nhớ về nơi đó Tôi thầm tiếc tuổi hồn nhiên Bên nhánh sông dài nho nhỏ, Bốn mùa hoa trái đua chen. Tôi vẫn hằng tin nơi đó Bụi đời không dễ dấy lên Khi những tấm lòng nhơn nghĩa, Biết chia sẻ lúc muộn phiền. Khi đã sẳn lòng chung lửa Không đua danh, hám bạc tiền Ăn nói biết dừng đúng chỗ, Đứng ngồi chẳng phải lấn chen … Dù đời bây giờ gấm lụa, Phủ che giả dối, ươn hèn Dù ai bây giờ góa bụa, Khóc cười trong cõi đảo điên… * * * * * *kimlua *

Bên mồ những người thân

Bên những nấm mồ quạnh vắng Tôi thầm nghĩ chốn xa kia. Cõi ấy có nhiều mưa nắng, Có ai mỏi gánh đi, về? Cõi ấy lá vàng có rụng Ngày xuân hoa trái có hồng Bướm nhỏ có vờn đêm mộng, Hay hồn chao giữa mưa giông? Sao chẳng theo mùa trở lại Hỡi anh và chúng bạn thân? Lẽ đâu “mất” là kết thúc, Tan trong bóng tối vĩnh hằng. Lẽ đâu “đi” là biến đổi Thay vai, khác cả cảnh đời Xóa hết những gì thương nhớ, Quên người bạn diễn buồn vui. Để ai với phông màn cũ Mở hay khép cũng bẽ bàng Cơm áo vây đời khốn khổ, Khóc cười theo ý vua quan… *kimlua*

Viết cho người xa

* Đâu những tháng ngày vui cũ Tình nồng như mới quen nhau Mắt biếc cười tươi trong nắng, Nhà tranh mát ánh trăng sao. Những lúc chung lòng, chung mộng Sắn khoai cũng lắm ngọt ngào Đời vẫn chưa phai hy vọng, Mưa tan trời lại xanh cao. Lũ bỗng dâng đầy ngõ hẹp Đưa ai lạc bến xa nào Bão lớn thương đò có kịp, Chống chèo qua quãng sông sâu. Ba năm, bốn năm rồi nữa Bao giờ trầu thắm, tươi cau ? Lầm lỡ xui người lận đận, Nắng trưa, mưa sớm dãi dầu. Lại một đêm dài thao thức Nằm nghe lau lách xạc xào Áp tấm áo xưa vào ngực, Nguyện cầu phương đó thôi đau… * * * * kimlua*

Tự khúc

*Mỗi ngày Tôi nơi vỉa hè Mời gọi bán mua bên dòng tất bật Trước vô số sắc màu, âm thanh hỗn tạp Lắm khi lòng rối như tơ. Một hôm Chợt buồn, chợt muốn làm thơ Bất chợt nhận ra Tim mình vẫn chưa khô cạn Dòng sữa ấm thuở nào Mẹ chắt chiu từ cội nguồn số phận, Vẫn thầm ngan ngát hương cau. Bất chợt Tôi thèm được như cánh én nghiêng chao Tìm khói hương xưa Tìm mùa trăng cũ Dù nơi đó Không còn ai với chùm hoa nhỏ, Cũng chẳng còn tôi Đón nụ hôn đầu… Bất chợt nhận ra Chốn phố phường ngột ngạt làm sao Mới hiểu ai kia – vì đâu cáu bẳn Vì đâu tôi mãi giấu che, ngăn mật đắng... thêm »

Khói

Một làn khói nhỏ Trốn chiều bay đi Khói ơi, nhớ nhé Ru ai trở về... Dù ngày đã muộn Đã tàn cuộc chơi Nắng mưa rượt đuổi, Sắc đào úa phai. Dù không còn ai Nhóm hồng bếp cũ Áo không xanh nữa, Ước thề lãng quên. Ơi, cõi mông mênh Khói về đâu vậy Có cùng tóc mây Níu mùa xuân lại? Có cùng hoa trái Vọng đến thẳm cùng Đường em - cạm bẫy Bốn bề biết không ?... * kimlua*


Muộn (3)

Sư Phạm Vĩnh Long tại Sư Phạm Vĩnh Long - Bi giờ : Nơi lưu lại những trang viết, giao lưu, hình ảnh... hiện nay
ộn **(1) Có một chiều tĩnh lặng Như sau một hồi chuông … Trên lầu người thiếu phụ Chừng như phai phấn son Chừng như trong xuân muộn, Chơ vơ một cánh buồm. Ai hiểu lòng thiếu phụ Nghĩ gì khi chiều buông? Nghĩ gì khi hoa rụng, Như trôi vào cõi quên? Ai hiểu lòng thiếu phụ? Tôi thì không, thì không … Chỉ thấy đôi mắt tím, Nép bên rèm phớt xanh. Ai hiểu lòng thiếu phụ? Tôi thì không, thì không … Chỉ thấy chiều bảng lãng, Hương mùa xuân phai dần, Chỉ thấy chiều tĩnh lặng Sâu thẳm và cô đơn Ngồi xoay ly rượu muộn, Bóng ai như nghiêng buồn. Như những ... thêm »

Trần Tình

* ** Gửi C*** * * * * ] * * Ta với em là hai nhánh sông* * Ngăn chia đôi ngả ; rẽ đôi dòng.* * Em về chốn ấy , hoa đua nở* * Ta đứng mong theo héo cõi lòng . **** ** * Em thiên thần nhỏ của ta ơi !* * Ta vẫn yêu em cả cuộc đời* * Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa đó,* * Vẫn sống trong ta , vẫn chơi vơi . **** * ... thêm »

Hinh họp mặt lớp 2/10

*1. Một số bạn lớp 2/2 đến dự lễ giỗ cha của bạn Nguyễn Văn Khẩn* ở địa chỉ: khóm 2, phường 11, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào ngày 4 tháng 12 năm 2012. Dưới đây là mấy tấm ảnh lưu niệm: * 2. Buổi tiệc thân mật tiễn La Thị Nguyệt Lang sang Hoa Kỳ để đoàn tụ với con*, được tổ chức vào ngày chủ nhật 23 tháng 12 năm 2012 tại nhà cô Nương ở đường Lê Văn Khương, phường Hiệp Thành, quận 12, Thành phố HCM. Trong chùm ảnh là một số bạn cũ lớp 2/2 khóa 10, và một số bạn cùng khóa nhưng khác lớp. Ảnh lưu niệm chung Bạn bè còn dăm đứa, Giờ lại phải chia xa Có gì như hạt lệ, ... thêm »


Clip họp mặt 25.11.2012

Gần 100 anh chị đã đến dự, nhiều cựu giáo sinh khóa khác và dịp này đã tạm thời đề cử được ban liên lạc gia đình sư phạm Vĩnh Long dù còn thiếu một số tỉnh. Chắc rằng năm tới với sự nhiệt tình giúp đỡ của sư huynh đệ trong gia đình chúng mình sẽ tổ chức hoàn chỉnh hơn. Hẹn năm tới kính chúc sức khỏe.

Hình lớp 2 khóa 12 tháng 10/2012

Lớp 2 khóa 12 đi Vũng Tàu và khu du lịch Đại Nam tháng 10/2012

Thơ Kim Lứa: Tạm biệt Đà Lạt

*Vẫy tay chào biệt núi đồi, Chào căn gác chứa chân người lãng du. Chào cô gái trẻ Kơ-tu, Trĩu lưng vượt dốc khi mù chưa tan. Chào bao điện các phế hoang, Nỗi chi cứ phải bẻ bàng bấy lâu. Chào muôn hoa trái thắm màu, Buồn vui bên kẻ dãi dầu nắng mưa. Chào thông tỏa bóng già nua, Vẫn reo dẫu ngấm chát chua đã nhiều. Thẳng ngay dẫu lắm búa rìu, Bạc tiền vẫn cứ gây điều trái oan… *

Thơ Kim Lứa: Tình đầu

* * *Ngày em lấy chồng * * Sóng bủa bên sông * * Bằng lăng rưng rưng, * * Tím loang nỗi nhớ. * * * * Tôi nằm nghe cỏ * * Thầm thỉ hỏi nhau * * Chuyện cò lao đao, * * Trải đời hụt gió … * * * * Từ xa đò nhỏ * * Bỏ đó, bỏ đăng * * * Chốc đã mười năm, * * Bán mua lắm chợ * * Nhiều đêm trăn trở * * Lòng nhớ đến ai * * Đâu làn tóc mây, * * Mà hoa vội tím! * * * * Chiều nao qua bến * * Gọi thời tuổi thơ * * Bằng lăng tím bờ, * * Vin bông thêm nhớ * * * * Gió lùa đồng cỏ, * * Đò nhỏ xưa đâu ? * * Cò trú phương nào, * * Nắng mưa có lạ ? * * * * Tôi ngồi nhặt lá * * Thả xuống dòng sâu * * Tìm đó d... thêm »

Thơ Kim Lứa: Bên sông Hương , cảm tác

*1. Sông Hương Nước chảy hiền hòa, Sao mà vẫn cuốn cả nhà Nguyễn trôi… 2. Rót đầy ly rượu mời hoa Hỏi nhan sắc cũ, lụa là xưa đâu Tột cùng sao vội đắm sâu, Lòng dân chẳng ở bền lâu với mình ?… 3. Sẩy chân vỡ giấc son vàng, Cười khan bên những lọng tàn hẩm hiu Bần thần ngó mảnh sân rêu, Nghe đâu ngày trước dập dìu công khanh Dẫy đầy rượu thịt, yến oanh Chỉ không thấy tấm lòng dân buổi nào Phải chăng lúc ấy giặc vào, Cân đai nhốn nháo, lũy hào ngửa nghiêng ?… *

Thơ Kim Lứa: Muộn (2)

*Ngày ấy Trả câu thơ. Em đi… Sự thật Đột ngột hiện ra trần trụi Căn hộ mười hai mét vuông Bốn bức tường ám khói, Hôm nào, Em bảo màu mây. Sự thật Ngày ấy mới hay Có tổ tò vò khuất nơi kẽ cửa Đêm đêm Côn trùng cựa mình trăn trở, Đợi mùa tiết đổi thay. Sự thật Sau ngày ấy mới hay Thiếu phụ trong căn hộ bên Có đôi mắt phiền muộn Mỗi chiều Nàng như mặt trời lịm xuống, Thầm che giấu nỗi lòng mình … Ngày ấy Đã đôi năm Vuông nhà buồn tẻ, lặng thinh Như tổ tò vò trống huơ Bám khe cửa hỏng Chiều nay Nhà bên thôi quạnh, Tim đau nhói một điều gì… * ... thêm »

Thơ Kim Lứa: Muộn

*Có một chiều tĩnh lặng Như sau một hồi chuông … Trên lầu người thiếu phụ Chừng như phai phấn son Chừng như trong xuân muộn, Chơ vơ một cánh buồm. Ai hiểu lòng thiếu phụ Nghĩ gì khi chiều buông? Nghĩ gì khi hoa rụng, Như trôi vào cõi quên? Ai hiểu lòng thiếu phụ? Tôi thì không, thì không … Chỉ thấy đôi mắt tím, Nép bên rèm phớt xanh. Ai hiểu lòng thiếu phụ? Tôi thì không, thì không … Chỉ thấy chiều bảng lãng, Hương mùa xuân phai dần, Chỉ thấy chiều tĩnh lặng Sâu thẳm và cô đơn Ngồi xoay ly rượu muộn, Bóng ai như nghiêng buồn. Như những chiều tĩnh l... thêm »

Hình họp mặt ngày 25/11/2012

*Gần 100 anh chị đã đến dự,** nhiều cựu giáo sinh khóa khác và dịp này đã tạm thời đề cử được ban liên lạc gia đình sư phạm Vĩnh Long dù còn thiếu một số tỉnh. Chắc rằng năm **tới với sự nhiệt tình giúp đỡ của sư huynh đệ**trong gia đình chúng mình sẽ tổ chức hoàn chỉnh hơn. Hẹn năm tới kính chúc sức khỏe.* *** *

Kim Lứa: BÔNG SÚNG TRẮNG

*Thật đáng buồn vì một số người sớm ngã quỵ trước những cám dỗ. Ở đấy, tôi thật sự cảm phục trước bao tấm lòng biết sống đẹp như một loài hoa… * Chiếc xe đò cũ kỹ chật kín người, thở hồng hộc đưa chúng tôi đến chợ Tri Tôn, thì trời đã xế chiều. Khi ấy, cuộc chiến vừa lụi tàn, đó đây hãy còn nguyên dấu tích đạn bom. Từ phía trái cạnh chiếc cầu sắt gỉ, chúng tôi phải đổi xe ngồi thêm mươi cây số nữa, mới đến được nơi cần đến… Thuở ấy lối về Hòn Me, Hòn Đất (Kiên Giang) là một con lộ trải đất đỏ lem lấm, nhỏ hẹp. Nó gập ghềnh men theo những triền đá lởm chởm, có đoạn nó uố... thêm »

Bui thuydaonguyen: Mẹ

Xin giới thiệu bài viết nhận được từ: Bui thuydaonguyen . Nếu là Nguyễn Thúy Đào thì xin rất cảm ơn chị. Mẹ ngồi tựa cửa. Bóng chiều sẫm dần trên những mái phố. Mẹ thường ngồi như thế, kể từ khi cha em làm ăn thua lỗ và chị em bỏ nhà ra đi … Nhiều nghị lực, mẹ hay giấu nỗi buồn. Mẹ không muốn em biết nhiều rồi càng lo lắng, ảnh hưởng đến việc học. Mẹ em thứ bảy trong một gia đình có mười người con. Ông ngoại em làm nghề thợ mộc, bà ngoại mua bán gạo lẻ. Do người đông, dù chi xài tiện tặn, cảnh nhà lắm lúc thiếu trước hụt sau. Bởi vậy ngay từ nhỏ, mẹ đã ... thêm »

Bài viết: Mẹ ơi !

Vu Lan 2012 Má ơi! VTV 4 chiều nay phát lại chương trình :"Thay lời muốn nói" chủ đề :"Mẹ ơi" ; tôi bỏ bữa cơm chiều ; ngồi xem lại cho đến hết . Một lần nữa nước mắt lưng tròng , khi nhìn các MC - các ca sĩ , bông hồng đỏ thắm cài trên ngực ; hát những bài hát về mẹ . Và rồi nước mắt chảy dài trên má , không hay biết , khi Quỳnh Hương đọc những lời xẻ chia hướng về mẹ . Tình thương - nhớ má trong tôi lại bùng cháy mảnh liệt . Má ơi ! Con thương - nhớ má thật nhiều . Xa má đã mười lăm năm rồi mà cảm xúc của con về má vẫn cháy bỏng trong con . ... thêm »

Hình lớp 2 khóa 10

Hình ảnh do chị Kim Lứa lớp 2K10 đưa lên Út, Tánh (trưởng lớp 2/2, khóa 10), Kim Nguyên và Kim Lứa về dự ngày thành lập trường SPVL 2011. Ảnh kỷ niệm bạn bè khóa 10 lớp 2/2 về dự ngày thành lập trường năm 2011. Từ trái sang: Kim Anh, Mong, Chiến, Kim Lứa về dự lễ ngày thành lập trường. Từ trái sang phải: Kim Lứa, Ngọc Ánh, Út, Tánh (trưởng lớp 2/2, khóa 10). Phía sau là anh Hội (chồng Ngọc Ánh, cùng khóa nhưng khác lớp). Họp mặt tại nhà Ngọc Ánh gần Bắc Mỹ Thuận cũ, hè 2012. Ảnh lưu niệm nhân ngày giỗ nhà chị Nguyễn Thị Em ở TP. Cao Lãnh, 2011. Ảnh... thêm »

Đông Nguyên: Tôi đi dạy học

Chủ nhật 14/10/12 Luông mến ; Gửi Luông bài viết thứ ba . Đông Nguyên 62 . 2K10 SPVL Tôi đi dạy học Tôi chọn về trường Kinh 7 với lý do duy nhất vì đường từ trường về nhà tôi ngắn nhất so với các trường khác mà tôi được quyền chọn . Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước .Quê tôi với những con sông xinh xắn , uốn lượn , mang theo những con đường quanh co rợp mát , những mái nhà đơn sơ ẩn hiện dưới những khu vườn cây ăn trái trĩu quả . Những cây bần , cây gừa mọc dưới bãi nước ;những cây dừa ngả nghiêng soi bóng bên dòng sông , nước trong vắt - hiền hòa . Tuổi th... thêm »

Bài viết: Thưa Thầy ; em cũng không hiểu

6 giờ chiều thứ ba ; ngày 9/10.12 Luông mến ; Đã nhận được thư ngày 6/10 ; nhưng bận quá ; không viết trả lời ngay cho Luông ; đừng trách . Xin lỗi vì đã làm cho Luông bận rộn thêm . Từ trước đến giờ ; tôi vẫn thường viết trong Word ; thỉnh thoảng cũng lấy ra gửi cho các bạn theo cách gửi một "thông tin đính kèm" của e.mail và cũng chưa bị các bạn nói đọc không được ; nên không biết . Bây giờ thì biết rồi ; gửi bài trên trang SPVL thì phải viết bằng mã Unicode với kiểu gõ VNI . Nói lên để có thể các anh chị khác biết , không phải gặp trường hợp này . Tôi viết ... thêm »

Bài viết: Đông Nguyên K10-SPVL

8 giờ 30 sáng thứ ba 2/10/12 Luông mến ; Tuần rồi có gởi cho Luông 1 thư nhưng lơ đểnh đánh địa chỉ thiếu cái dấu chấm nên thư không đến được . Hôm nay tôi gửi cho Luông bài SPVL ; nếu được nhờ Luông đăng trong mục Ngày ấy ; với ước mong đánh động các Anh Chị - các bạn sẽ gửi bài thật nhiều về trang SPVL . Thật buồn và thật ngạc nhiên khi thấy tình trạng đói bài viết của hằng mấy ngàn người đã từng bước qua mái trường Sư Phạm Vĩnh Long . Lần nào vào trang SPVL , cũng chỉ có mấy tấm hình ,vài thông tin đã xem từ ...năm nào ; xem hoài chán quá .Thôi thì các bạn k... thêm »


Cựu giáo sinh lớp 2/2 _ 2/3 _2/10 khóa 12

Phuong Tran t.phuong40@hotmail.com Chào các anh chị và các bạn, Phương xin gởi đến trang nhà SP một số hình ảnh ngày xưa và bây giờ( hình chụp hồi tháng 5-2012). Sư phạm 4( thầy Thảo và các giáo sinh lớp 1/2 73-75). Sư phạm 5( 4 đứa chụp trước cửa phòng 18 nội trú nữ). Sư phạm 6( hình lớp 1/2 khòa 12 73-75). Sư phạm 7 và 8(cựu giáo sinh lớp 2/2 _ 2/3 _2/10 khóa 12 chụp năm 2005). 492 và 488(cựu giáo sinh lớp 2/2 khóa 12 chụp năm 2012). Thân chào, LP

Hình lớp 8K11 HM 2/5/2012

Men goi anh hinh hop mat ngay 29/04/2012 cua 8K11 tai Vinh Long de anh tuy nghi su dung. Tran ngoc Tuyet Gửi Thầy 5 tấm ảnh ngày họp bạn 29/2/2012 của lớp 2/8 K11 Ba Phan văn ... thêm »

Lê Thi Huệ 73-75 mẫu giáo

Origami Fashions origamifashions@gmail.com Than chao cac ban Toi le thi hue Su Pham Vinh long Khoa 73. 75 Mau Giao. Minh goi hinh di choi O nui Dandenong melbouner Autralia Hue nho cac le thi dung Nguyenthi luom thanh Xuan Tu phuong Cuc Bach Diep Nga Kim trong o Chung phong noi tru ....... ______________ Chào bạn vậy là chị và tui cùng khóa mà lớp mẫu giáo 11 hay 12

Hình của lớp 8K13

Anh Luông, Xem trang suphamvinhlong thấy ảnh anh, chợt nhớ có tấm ảnh thời đi học, cùng đi sinh hoạt cộng đồng năm 1974 gửi cho anh. Người mặc áo xám có phải là anh không ? Nếu đúng anh mail lại để biết tin Gửi anh kèm mấy tấm ảnh của lớp Một tám khóa 13: - Ảnh lớp Một 8 k13 để các bạn cùng khóa xem lại để nhớ về các bạn cùng chung lớp. - Ảnh đêm văn nghệ 24.12.1974 của nhóm và ảnh họp mặt ngày 3.11.2011 - Ảnh cả lớp chụp trước phòng học năm 1974 Chúc anh nhiều sức khỏe, mong anh sớm post lên trang suphamvinhlong để các bạn cùng lơp đang mong. Cảm ơn anh! ... thêm »

Nội trú nữ có ma

Thời tôi học sư phạm Vĩnh Long ( k13 ) , nghe loáng thoáng có tin đồn nhà nội trú nữ có ma . Nghe thì nghe vậy , nhưng chúng tôi chưa ai thấy ma bao giờ. Tôi nhập học và ở nội trú khoảng 4tháng . Một buổi chiều trời đẹp, cơm nước đã xong, trời vừa chập choạng tối. Bổng nghe tiếng ai đó hét lên ; " ma ... ma... " , tiếp theo tiếng hét là tiếng sập cửa sổ : ầm .. ầm ..ầm ..ầm... đều khắp cá... thêm »

Biên khảo: Hãy giữ lấy thơ Lục Bát -Nguyễn Huỳnh Đức

* * * HÃY GIỮ LẤY THƠ LỤC BÁT* Học giả Phạm Quỳnh có một câu nói bất hủ : * " Truyện Kiều còn, tiếng Ta còn. Tiếng Ta còn, nước Ta còn "* Truyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ Lục Bát, một thể thơ thuần tuý của Việt Nam. Đây là một thi phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi trên thế giới. Chỉ một tác phẩm văn học thôi, sao lại có ảnh hưởng đến sự tồn tại của cả một dân tộc, một quốc gia? Một thi phẩm dù là tuyệt tác, cũng chỉ là một thi phẩm, không thể dính liền với cả một dân tộc nếu không còn thêm một lý do khác. Lý do khác đó ch... thêm »

Một số hình ảnh của trường SPVL 03.11.2011

Một số hình ảnh của trường SPVL nhân ngày về họp trường 3/11/2011 Kính cùng thầy cô và quý sư huynh đệ, Gần 40 năm được chính thức về thăm trường xưa, Nếu dùng từ vui là chưa thật đúng. Hình ảnh khó ghi lại được những cảm xúc. Năm tới nếu có nữa anh chị nên cố gắng về mới biết được con tim mình như thế nào. Mặc dù ghép 3 trong 1 nhưng rất tuyệt và thoải mái . Nhà trường rất nhiệt tình Rất thiện cảm, chu đáo. mấy em tiếp đón nồng nhiệt thân mật, hồn nhiên. Rất nhiều cgs các khóa đầu có người run run đi với sự hộ tống của... cháu nội Phải nói rằng rất cảm ơn BGH và Ban tổ chức. Rất muốn gặ... thêm »

Huỳnh Phương Thảo 10K13- cthao1001@yahoo.com

Anh Kim đit vàng ơi, Xin lỗi anh,cho phép Pt được gọi cái tên ngày xưa thân ái do lớp 1/10 k13 đã đặt cho anh,mà anh có biết không vậy? Ngay mai là 3/11 rùi mà Pt vẫn còn lu xu bu nhiều việc quá chăc là không về VL tham dự được rồi.Tiếc quá. Pt gởi lời chào đến mọi người, rất mong anh chụp hình nhiều nhiều để đẩy lên blog cho mọi người chiêm ngưỡng với nhé. Rất ngưỡng mộ anh về cái blog "kim đít vàng" cho mọi ngườ có dịp ...tám với nhau. Thân chào anh, Phương Thảo 1/10 k13


Giàn su và cách làm dưa mắm ngon

*Cùng các bạn,* *Mấy ngày nay trời vào thu, ở San jose thời tiết se se lạnh, trẻ mau lớn, già mau tới đích! nhưng già này còn mê trồng trọt lắm. Vợ chồng già tui dù đã ở riêng với các con cái, nhưng thỉnh thoảng cũng đến nhà chúng nó săn sóc cây cảnh mà Ngọc tui thích nhứt là trồng bầu và su. Bầu thì khỏi nói, trái nhiều và trên giàn đẹp không thể tả, còn su thì trông còn vui mắt hơn. Mình gửi hình giàn su năm nay, vì mới có trái năm đầu tiên, còn ít, chứ sau đó mỗi năm trái còn thấy mê hơn nữa. Mà trái nhiều, trông đẹp rồi hái mang đi cho bạn bè cũng vui. * *Kỳ này mình dùng su là... thêm »

Dịch thơ: NHẤT CHI MAI - Quên Đi

Xin gởi đến đồng môn bài Kệ NHẤT CHI MAI vì tôi nghĩ tựa Cáo Tật Thị Chúng không hợp với bài kệ này. [*告 疾 示 眾?* 一 枝 梅 春 去 百 花 落春 到 百 花 開事 逐 眼 前 過老 從 頭 上 來莫 謂 春 殘 花 落 盡 庭 前 昨 夜 一 枝 梅 Mãn Giác Thiền Sư *CÁO TẬT THỊ CHÚNG? "NHẤT CHI MAI"** * *Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai* *Dịch nghĩa**: Mùa xuân đi qua,trăm hoa rụng hết Khi mùa xuân đến trăm hoa... thêm »