Thông báo họp mặt 2017

Bài vở, phim ảnh, tài liệu... xin gởi về suphamvinhlong@gmail.com hay lkluong5@yahoo.com



Nhiều người đọc trong tháng

Vầng thơ cảm tác - Quên Đi


https://lh6.googleusercontent.com/-zJcTHgbaTxs/Tl3vXnwWbRI/AAAAAAAACHA/gWNgG0pMM98/s512/spvl_la%252520rung.jpg


Điển tích Lá Thắm trao duyên


Ai vớt tình ai nhé hỡi ai
Đưa duyên lá thắm đến từng ngày
Ai ơi có thấu tình ai đó
Chờ đợi ai kia phút sum vầy

Anh ở trên dòng em cuối sông

Tình anh trên chiếc lá trôi bồng
Lênh đênh lai láng tình theo sóng
Gởi nước giùm trao mối duyên nồng

_____________________________

Tương Như nhờ cây cm, gy khúc “Phượng Cu Hoàng”. Không gian như lắng đng, thi gian như ngừng trôi, tiếng đàn réo rt dìu dt, du dương, trầm bng... lôi cun tâm hn phiêu lãng vào cõi mng mơ.

“Phương ơi! Phượng ơi! Hãy bay về làng cũ đi thôi, bao nhiêu năm ngao du bốn bể, mỏi cánh chim bng tìm hình bóng chim hoàng, lòng mang nng su vương. Nơi đây có bóng dáng mỹ nhân, tuy cùng chung trong gang tấc nhưng lại xa xăm, lòng ny héo rut héo gan! Làm sao cho phượng gp gỡ hoàng! Xin nguyện làm đôi chim ương bay mãi tận tri xanh...”.

Trác Văn Quân núp sau rèm, đm say tng cung bc, say mê, cm mến, tâm hn ngt ngây theo khúc nhc du dương. Hình ảnh Tương Như đã ngự tr trong trái tim nàng.



Điển tích Phượng cầu Hoàng

Phượng hót ngoài xa vọng đến nàng

Tiếng đàn Tư Mã trổi vang vang
Tim lòng thổn thức rung rung động
Trác Tiểu Thơ ơi: khúc Phượng Hoàng

Quên Đi

Sơn trung vấn đáp


Tự vấn đáp để nói lên tư tưởng của chính mình. Chốn Trần gian đầy ô trọc vẫn có một cõi riêng, một vùng trời đất mênh mộng, vùng non nước hữu tình, ta sẽ cảm thấy tâm hồn mình thanh thản nhẹ nhàng, mọi phiền muộn tục lụy như cánh hoa đào trôi theo dòng nước để rồi biến mất. Một tư tưởng siêu thoát mang nặng tính triết lý của Đạo Giáo.



山中問答
問余何意棲碧山
笑而不答心自閑
桃花流水杳然去
別有天地在人間

Sơn trung vấn đáp
Vấn dư hà ý thê bích sơn
Tiếu nhi bất đáp tâm tự nhàn
Đào hoa lưu thủy yểu nhiên khứ
Biệt hữu thiên địa tại nhân gian
Lý Bạch
Dịch nghĩa: Hỏi đáp trong núi
Hỏi vì sao lại vào ở nơi núi biếc
Chỉ cười không đáp, trong lòng tự thấy an nhàn.
Hoa đào theo dòng nước chảy trôi đi xa.
Vẫn còn có trời đất riêng biệt ở giữa cõi nhân gian.

Dịch thơ:
Cớ gì vào tận non xanh biếc
Chẳng đáp cười cười dạ thảnh thơi
Theo nước hoa đào trôi tít mãi
Có riêng trời đất giữa trần đời
Quên Đi



______________________________________________





Thơ: Nhớ thu - Quên Đi 6/8


Trăng nhớ đêm buồn ôi vắng lặng

Thu đâu? Trăng mãi với thu vàng

So dây lòng nhớ cung đàn cũ

Bồi hồi thổn thức điệu tình tang

Rủ bỏ đi rồi đây cung oán

Sao đàn vẫn dạo khúc thu xưa

Đêm mờ trăng nhạt ngoài song cửa

Chất chứa đâu đây một nỗi buồn

Quên Đi 6/8


_______________________________________________



https://lh4.googleusercontent.com/-G56buCdulPI/TkIdoatk5EI/AAAAAAAAB_M/0-rmXq1cExk/spvl_trang_thu.jpg

Những cây đại thụ của SPVL



______________________________________________________________________________

Chào Phú,
Cảm ơn Phú đã chia sẻ cho những hình ảnh tìm về chốn cũ. Có điều, không biết thời gia đã quá dài hay cái tuổi già nó làm cho mình đâm ra ngớ ngẫn, cứ thấy như lạ lạ, quen quen. Dù sao thì cũng vật đổi sao dời... Ngày xưa trường chỉ có hai tầng, bây giờ nhìn thấy quang cảnh trường lớp có phần đồ sộ, khang trang hơn, nhưng ... lạ hoắc, chỉ còn nhận ra có mỗi cái tên của anh Tám Cà Mau, mà hồi xưa, mỗi lần in huy hiệu trên áo mới bèn tìm tới ảnh.
Năm mươi năm, nữa thế kỷ đó chứ! năm mươi năm có dài cho đời người nhưng có là bao cho những tiếp nối của các thế hệ con cháu. Cầu mong lớp trẻ vững bước trên sự nghiệp giữ gìn bản sắc Việt trong văn hoá của cha ông.
Trân trọng,
PKN

____________________

Xưa, phòng làm việc của thầy Tám là rộng nhất trường, gần hết cả tầng trên của sư phạm thực hành.Thầy vui, hay cà rỡn, dễ gần gũi, giáo sinh lúc đó gọi là thầy Tám Cà Mau ( chắc quê thầy ở đó !? ), khỏi nói mỗi lần trực phòng thầy tha hồ lục học liệu...Còn thầy Sơ thì lúc nào cũng có cái tu hít trên cổ như trọng tài đá banh ra sân là chim bay cò bay rất vui...Rất cảm ơn và chúc sức khỏe của quí thầy cả bài viết này của thầy Phú. Rất tiếc là trong bài này không có hình của quý thầy

https://lh3.googleusercontent.com/-A6dN5-nP9Co/TkH9Pi7jIHI/AAAAAAAAB6o/H6SY-ylCwvY/lkluong.gifLKL

_____________________

Chào chị,

Sau nửa thế kỷ mà chị nhìn thấy lạ hoắc thì có gì để nói.
Học trò tôi ra trường 5 năm sau về ghé thăm thầy, nó còn nói "trời ơi, vô trường thấy lạ hoắc, không biết có kiếm gặp thầy không nữa..."

Đúng như tôi dự đoán khi xem clip này chị sẽ nhận ra Thầy Nguyễn Thành Tám.
Thầy Tám ở trường từ năm 1963 đến năm 2009 mới về nghỉ hưu. Khi nghỉ hưu thầy Tám là Phó Hiệu trưởng CĐSP VL. Hiện nay thầy vẫn ở Vĩnh Long, đây là kho tư liệu sống mà các anh chị cần khai thác.

Thầy Tám suốt một đời dạy học, chỉ tập trung công sức lo cho trường, cho lớp, cho đồng nghiệp, cho học trò quên mất bản thân mình.
Đúng cái mẫu ông đồ "một đời thanh bạch chẳng vàng son". Thầy nghèo lắm, sau khi nghỉ hưu vì lo tiền chữa bệnh cho cô nên thầy phải bán căn nhà nhỏ của thầy ở đường Lò Rèn (gần cầu Khưu Văn Ba). Bây giờ, nhà cũng không có để mà ở, phải ở đậu nhà của con gái thầy ở trong cái hẽm đối diện với trường CĐSP cũ trên đường Phạm Thái Bường (bây giờ là hàng xóm với chị đó). Đó là cây đại thụ thứ NHẤT.

Cây đại thụ thứ HAI muốn giới thiệu với các anh chị là Thầy Lê Hồng Sơ (Ông Sơ đánh vũ cầu đó). Hồi xưa dạy Thể dục ở SPVL có người nào còn nhớ không ?. Hiện nay thầy Sơ đã hơn 80 tuổi vẫn sống ở khu Phố Công chức, trên đường Nguyễn Huệ (Cạnh Đại chủng Viện) tức là gần trường. Dù đã hơn 80 tuổi nhưng thầy vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, vẫn đánh vũ cầu ầm ầm. Đúng ý nghĩa câu "một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện", xứng đáng là mẫu ông thầy dạy thể dục.

Cái video clip mà tôi gởi cho chị xem, biên tập viên thực hiện là Hồ An khánh, hiện nay là phóng viên ban Thời sự của Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long. Vấn đề là ở chỗ Hồ An Khánh chính là con trai của thầy Hồ Văn Chín (người có bài báo đã trích đăng trên trang mạng của SPVL). Cách đây 5 ,7 năm gì đó thầy Chín có đến trường cùng với cụ Mai Phùng Võ. Với tư cách Cụ Mai Phùng Võ là Chủ tịch Hội Khuyến học Vĩnh Long và thầy Chín làm Thư ký Hội. Đến trường để liên hệ cấp học bổng khuyến học cho các giáo sinh nghèo hiếu học. Hiện nay thỉnh thoảng tôi vẫn gặp thầy chạy xe trên đường (không có dịp nói chuyện). Nghe nói Thầy về quê ở An Hữu, Cái Bè (Tiền Giang). Đó là cây đại thụ thứ BA.

Mặc dù tôi chẳng biết ai trong số các anh chị cả, nhưng tôi nghĩ (cá nhân tôi thôi), ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo năm nay là ngày đẹp nhất trong "ba vạn sáu ngàn ngày" của những ai có dính một chút máu Sư phạm trong người vì đó là ngày 20 tháng 11 của năm 2011. Có nên chăng mình làm cái gì đó có ý nghĩa với các Tiền bối. Tôi sẽ xin số phone của các vị này gởi cho các anh chị (ai có điều kiện liên lạc thì một lời chúc sức khỏe ngay ngày này chắc cũng làm cho các "Cụ Giáo" (đây là cách gọi mấy ông thầy đã nghỉ hưu của dân miền Tây - theo kiểu nói láy Nam bộ, riêng cụ Nguyễn Thành Tám thì được gọi là "Cụ Tám giáo" ) sống thêm được vài năm.

Chúc các anh chị vui - khỏe.

Phú.

____________________________________________________________


Hình SPVL Bi giờ

https://lh6.googleusercontent.com/-4K1aPUnEuNU/Tj37dt5SbEI/AAAAAAAAB6M/DcP2D7ONV-U/s512/spvl_daylopcu.jpg

Chào thầy,
Cảm ơn thầy giúp tôi nhớ lại một ít kỹ niệm.
Sau 75 có lần tôi về thăm lại trường cũ
cảm xúc khó tả !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Hình như lúc đó là trường Lưu Văn Liệt
và bên nội trú nam là trường Lương thực
Bạo gan tôi bước đại vào văn phòng trường
cũng may
gặp được chị Hoa học cùng lớp
và từ đó mỗi lần có dịp đi ngang trường
cố gắng nhón gót lên để nhìn
một kỹ niệm xa vời vợi.....

https://lh3.googleusercontent.com/-A6dN5-nP9Co/TkH9Pi7jIHI/AAAAAAAAB6o/H6SY-ylCwvY/lkluong.gifLKL

___________________________

Chào chị,
Rất tiếc là tôi không biết chị, nhưng mà biết anh Hiển.
Tôi thấy tên trong email và tên của người trong hình chụp trước Hội trường giống nhau, phải hình của chị không?

Tôi gởi lại cho chị hình của hai ông thầy (Nghĩa dạy Mỹ Thuật và Triều dạy Lịch sử).
Chụp nguợc chiều với hình của chị. Cảnh xưa không có gì thay đổi...

Năm 1982 tôi về Trung học Sư phạm Vĩnh Long. Lúc đó trường CĐSP đã dời từ Tiểu chủng viện về chỗ Dòng Nữ Tu Thánh Phao Lô ở đường Phạm Thái Bường. THSP thì ở 75 Nguyễn Huệ (trường Sư phạm cũ). Giáo viên thì có qua lại công tác chứ hai trường là hai đơn vị riêng.

Trường Sư phạm sau năm 1975 bị trưng dụng làm trường Thiếu Sinh Quân đến năm 1977 trường TSQ dời về Long Hồ trả cơ sở thành lập lại trường Trung học Sư phạm Cửu Long (đào tạo giáo viên Tiểu học - hồi đó gọi là cấp 1). Bộ Giáo dục mượn trường Thực hành Sư Phạm và khu Ký túc xá B (cạnh sân vận động) Thành lập trường Lương thực - thực phẩm 3.

Đến năm 1990 (trước khi tách tỉnh Cửu Long thành Vĩnh Long và Trà Vinh) trường Trung học Sư phạm Mẫu giáo Cửu Long ở Thị xã Trà Vinh được xáp nhập với THSP (chuyển từ Trà Vinh về Vĩnh Long). Từ đó trường đào tạo 2 hệ Cấp 1 và Mầm non.

Đến năm 1992, sau nhiều lần khiếu nại đòi lại cơ sở vật chất, Bộ giáo dục trả lại cơ sở Lương thực - thực phẩm cho Trung học SP. (trở lại như xưa) Cũng năm đó, trường xin thành lập lại trường Tiểu học Sư phạm Thực hành (cơ sở trường thực hành SP cũ).

Năm 1995, Bộ cho xây thêm hai dãy lớp học 5phòng x 3 và 4 phòng x3. Chưa xây xong thì Bộ ra quyết định nhập trường CĐSP vào THSP và lấy tên là CĐSP. (hai trường chung Ban Giám hiệu nhưng cơ sở ở hai nơi)

Năm 1996, Trường CĐSP dời toàn bộ về 75 Nguyễn Huệ và từ đó đến nay đào tạo chính qui hệ Cao Đẳng Trung học cơ sở (ra trường dạy cấp 2), Cao đẳng Tiểu học (ra trường dạy cấp 1 và Trung cấp Mầm non (ra trường dạy mẫu giáo).

Từ năm 2008, trường mở thêm hệ CĐ Ngoài sư phạm (các lớp Việt Nam học, Thư ký văn phòng, Quản trị văn phòng, Tiếng anh Thương mại du lịch...) đồng thời hợp tác với Đại học Sư phạm 1 Hà Nội và Đại học Đồng Tháp mở thêm các lớp liên thông Đại học (nâng cấp giáo viên cấp 2 lên cử nhân Đại học để dạy cấp 3 - Phổ thông Trung Học).

(Trong tương lai gần - hy vọng không phải năm nay, trường lại xáp nhập với Cao Đẳng Cộng đồng Vĩnh Long để hoặc là thành CĐ cộng đồng hoặc là thành Đại học Vĩnh Long - hiện còn đang tranh cãi chưa ngã ngủ).

Tuần sau, từ 15/8 trường hết nghỉ hè, chính thức vào năm học mới, nhưng lễ khai giảng thì phải đến đầu tháng 10 (lúc đó sinh viên mới trúng tuyển mới nhập học đầy đủ - Bây giờ gọi là Sinh viên chứ không còn gọi là Giáo sinh nữa).

Chào chị, Chúc vui khỏe.

P/s Nếu mời về dự lễ chị có về được không ? Cụ thể như thế nào sẽ thông tin cho các anh chị biết sau.

Người chụp ở dãy lớp học là tôi đó.



https://lh4.googleusercontent.com/-_x2NnnR5aOI/Tj37dT4JtlI/AAAAAAAAB6I/uXFwcnEsg1k/spvl_nghia_trieu.jpg


https://lh6.googleusercontent.com/-STlAhY2wvEA/Tj37cQw3XfI/AAAAAAAAB6E/_I0N2YzXVgg/spvl_2daymoi.jpg

Thằng Bờm - Quên Đi

Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng : bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng : bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim.
Bờm rằng : bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng : bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, bờm cười.

Ảnh minh họa_sưu tầm internet


Một bài ca dao bình dân, nhưng mang
nhiều ý nghĩa rất sâu sắc. Các nhà nghiên cứu mất không biết bao nhiêu là giấy mực, nhưng cũng không hề đi đến cái nhìn chung được.

Bài Ca Dao khởi đầu là cái Quạt Mo và cuối cùng là Nắm Xôi. Tất cả những diễn biến của bài ca dao này đưa ta đi đến kết luận là tiếng cười của Thằng Bờm.
Điều này cho chúng ta thấy r
õ Cái cười của Bờm là trọng tâm của bài ca dao, một tiếng cười không đơn thuần là tiếng cười vô tư. Một tiếng cười ẩn chứa nhiều tâm tư nguyện vọng của người dân hiền lành chất phát.
Rất nhiều Học giả, Nhà văn đã phân tích bài THẰNG BỜM, nhất là hai nhân vật chánh: Thằng Bờm và Phú Ông.

Ảnh minh họa_sưu tầm internet

Đa số đều nhận xét hai nhân vật đó như sau :

1) Bờm : chỉ là một đứa trẻ còn bụ sữa, có một chỏm tóc để dài che trên thóp đầu
, hay còn gọi là “mỏ ác”.
Bờm đại diện cho giai cấp nông dân nghèo trong thời phong kiến, thật thà chất phát nhưng khôn ngoan, trong sạch
không ham của cải phi nghĩa, chẳng do bàn tay lao động mình làm ra.

2) Phú ông là một tên trọc phú ngu ngốc, chết mê chết mệt cái quạt mo của Bờm, nên không ngần ngại đem tài sản của mình đánh đổi.
Phú ông đại diện cho lớp địa chủ thời phong kiến, ngu muội và tham lam.

Theo ý kiến của Quên Đi,
Bờm tuy là con một nông dân nghèo nhưng lại là một cậu bé rất dễ thương, vì vậy nên Phú ông mới trêu ghẹo cậu.
Bờm rất thông minh và có óc sáng tạo.Từ một miếng mo cau không giá trị gì, cậu ta đã cắt gọt thành một cái quạt mo xinh xinh, đến Phú Ông trông thấy là thích ngay, cố tìm cách đổi cho bằng đươc.
Ngoài ra Bờm cũng rất chân thật. Biết r
õ cái quạt của mình không thể so với các thứ Phú Ông đem ra đổi chác ngoại trừ nắm xôi.
Sâu xa hơn, Bờm tượng trưng cho giai cấp Nông dân, một giai cấp chiếm đa số trong xã hội thời bấy giờ. Tiêu biểu cho những người dân, tuy nghèo nhưng thông minh, cần cù, lại rất giản dị hiền lành.

Còn Phú Ông ?
Đa số các bài bình luận đều cho Phú Ông là người giàu có trong vùng, tham lam ngu dốt,khoe khoang sự giàu có của mình...
nhưng Quê Đi không nghĩ vậy, Phú Ông là một người vui tánh, yêu trẻ nên đùa giởn với Bờm, không phải kẻ tham lam, không hề dùng đến uy lực của mình để hù doạ, cướp đoạt cây quạt của Bờm mà đưa ra điều kiện trao đổi r
õ ràng.
Phú Ông cũng không phải là người khoe khoang, vì trong vùng, ai nấy đều biết Ông là người giàu có nhất rồi.
Còn Ngu dốt, lập luận này không vững chắc, một người ngu dốt không có được sự nhạy bén không đủ khả năng để làm giàu hay gìn giữ được sự giàu có của mình.
Nói chung, bản chất Phú Ông là một người tốt, trái với những nhận định của nhiều người.
Ngoài ra
trong bài ca dao này, Phú ông đại diện cho giai cấp trung lưu và thượng lưu sống hòa lẫn vào đám dân nghèo.

QUẠT MO và NẮM XÔI

Ảnh minh họa_sưu tầm internet

1 - Quạt mo của thằng Bờm:
Quạt mo, đó là cây quạt được làm từ cái bẹ tàu cau, đúng là không có giá trị gì
, nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, quạt mo của Bờm không đơn thuần là một cái quạt tầm thường.Từ một thứ bỏ đi, người nông dân( Bờm) đã dựa vào trí thông minh, óc sáng tạo, làm thành một vật dụng hữu ích. Cây quạt ở đây mang một nghĩa cao xa hơn, đó là trí thông minh, óc sáng tạo của người nông dân.
2 - Nắm xôi của Phú Ông:
Những thứ Phú Ông đưa ra làm mặt hàng trao đổi, giá trị của món đồ từ từ giảm lần. Nắm xôi là món cuối cùng và cũng là món duy nhất, giá trị thấp nhất, Bờm không lắc đầu. Đơn giản vì tương xứng.
Xôi từ nếp mà ra, tượng trưng cho lúa. Người nông dân đã đổ bao nhiêu là mồ hôi, công sức mới có được những hạt lúa này.
Ý nghĩa thật của nắm xôi chính là công sức, là mồ hôi của những nông dân tay lấm chân bùn.
Đúng là Quat Mo có giá trị ngang với Nắm Xôi.Hay nói r
õ hơn, với cái trí thông minh óc sáng tạo thì chỉ có mồ hôi và công sức mới có thể trao đổi với nhau.Còn những thứ như 3 bò 9 trâu.... chỉ là những của cải vật chất tầm thường thì làm sao sánh bằng.
Cái cười của Bờm cũng là cái cười của nông dân xác nhận chân giá trị của những mặt hàng đươc đem trao đổi.

Ảnh minh họa_sưu tầm internet

Như thế bài Ca dao Thằng Bờm muốn nói lên điều gì ?
Một quan điểm từ trước đến nay được đa số chấp nhận là sự phân biệt, chống đối giai cấp giữa dân nghèo bình dân, đại diện là Nông Dân và giới trung thượng lưu, đại diện là Phú Ông.Giới nào cũng cho rằng mình là quan trọng nhất trong xã hội.
Từ trong bài ca dao trên, tất cả những gì của Phú Ông đều không bằng một nắm xôi, nên mọi người cho rằng đây là sản phẩm của phái Trọng Nông :
-Nhất Sĩ nhì Nông, hết gạo chạy rong, nhất Nông nhì Sĩ.

Ảnh minh họa_sưu tầm internet


Nhưng thực sự thì không hẳn vậy.
1 - Bài Ca dao trên thể hiện sự bình đẳng rất r
õ ràng. Một Phú Ông, một người lớn tuổi, giàu có đầy quyền thế, nhung không hề dựa vào đó để hiếp đáp hay cướp lấy cây quạt của một đứa bé, mà đưa ra điều kiện trao đổi thật sòng phẳng, cuối cùng có thể vừa lòng cả đôi bên.
2 - Từ cái giá trị tương xứng của cây quạt và nắm xôi, thể hiện cái nhìn rất sâu sắc về quan niệm sống trong xã hội của người dân Việt ta. Đó là sự hợp lý, món đồ nào có cái giá trị riêng của nó, mỗi người sống trong xã hôi đều chấp nhận và làm tròn công việc của mình hưởng thành quả tương đương với khả năng công sức của bản thân.
3 - Qua hình ảnh vui vẻ của Phú Ông và Bờm, chúng ta không hề thấy có sự đố kỵ hay ganh ghét nào. Nói đúng hơn là sự hòa đồng đùa vui của hai giai cấp, thể hiện qua tiếng cười của Bờm ở câu cuối và cũng là tiếng cười của chính chúng ta, một tiếng cười vui tươi thoải mái sau khi đọc hết bài ca dao này.

Quên Đi



Ảnh minh họa_sưu tầm internet


________________________________________________





Thơ: DŨNG KHÍ - Quên Đi




Luông mến,
Để góp mặt cho Trang SP thường xuyên,thỉnh thoảng anh gởi một bài thơ hay một bài viết gì đó với mong muốn gọi mời các đồng môn gởi bài đăng cho trang SP thêm nhộn nhịp.


DŨNG KHÍ
Đời
Là vô thường
Có trăm đường vạn nẽo
Mỗi chúng ta mỗi lối đi riêng
Ưu phiền
Hay vui thú
Đều có đủ ở tương lai
Không phải tất cả đều trôi chảy
Phải vấp ngã
Phải chua xót đắng cay
Phải miệt mài phải tự tìm hiểu
Mới học được những điều hay trên thực tế
Đời là thế
Chấp nhận
Chớ phân vân
Chớ né tránh
Dũng mãnh
Bước tiến lên

Quênđi K8/69-71


____________________________





Họp mặt SPVL 9/11/2014 - IV-2

Những hình ảnh này của bạn Trần Hoàng Túy 3/13 Từ khóa 10 đến các em sau 75 *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - IV-1

Những hình ảnh này của bạn Trần Hoàng Túy 3/13 Đại sư huynh, đại sư tỷ. còn nữa *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - III-2

Được sự hổ trợ của BGH và SV trường Cao Đẳng Sư phạm Vĩnh Long. Sáng ngày 9/11/2014, gần 350 CGS của các khóa trước 62 và cả sau 75 đã gặp mặt rất vui, cùng ôn lại kỹ niệm xưa. Những hình ảnh này của bạn Hồng Anh Dũng 5/11 Khóa 13 còn nữa

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-121

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-12

Sư Phạm Vĩnh Long - Bi giờ : Nơi lưu lại những trang viết, giao lưu, hình ảnh... hiện nay
0Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-11

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 còn nữa *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-10

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 * còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-9

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 còn nữa *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-8

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-7

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 * còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-6

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 * còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-5

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 * còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-4

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 còn nữa *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh.*

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-3

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-2

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 * Còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - II-1

Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *Còn nữa* *Những hình này độ phân giải khá cao ( hơn 5M/tấm ) quý anh chị có thể tải xuống in khổ lớn hoặc nhờ tiệm ảnh. *

Họp mặt SPVL 9/11/2014 - 5

Được sự hổ trợ của BGH và SV trường Cao Đẳng Sư phạm Vĩnh Long. Sáng ngày 9/11/2014, gần 350 CGS của các khóa trước 62 và cả sau 75 đã gặp mặt rất vui, cùng ôn lại kỹ niệm xưa. Những hình ảnh này được hổ trợ của bạn Phú Vinh 5/12 *Còn tiếp*



Hình họp mặt GĐ SPVL ngày 10/11/13 phần 2


Hình họp mặt GĐ SPVL ngày 10/11/13

GĐSPVL vô cùng hoan hỉ với sự có mặt của đại sư huynh và đại sư tỷ khóa trước năm 1962 Ban liên lạc GĐ SPVL Đã có mặt đủ các khóa từ 1 đến 13 thêm »

Ý thức của một người Mẹ. cao_thi_hong_nguyet@yahoo.com

: Đoản văn. Cám ơn chị Nguyệt, Tánh đọc bài nầy sao thấy giống Hồng Nguyệt qúa vậy. Ngày trước má Tánh giúp đỡ người sa cơ, lỡ bước mà má cũng không nói gì với mấy chị em. Lớn lên, mình cũng có lòng và muốn làm một cái gì đó (có thể theo bản năng tự nhiên) nhung vì hoàn cảnh sau năm 75 mình chưa làm được và nếu như mình còn trong nước chắc là Tánh cũng sẽ ích kỷ lo giữ cho riêng mình!! Em ... thêm »


Truyện ngắn Đông Nguyên: THỦY CHUNG

-Hải Âu xong chưa ? Thưa Ngoại; thưa Mẹ rồi Cậu Mợ chở đi học . - Ba ngủ ngon quá , em không đánh thức Ba . Chị lo cho Ba giùm em . -Đêm nào cũng vậy ;Ba thức cả đêm , đi lại rồi ngồi sầu não ngó trông Má . Nhìn Ba ,Chị thương quá ; không cầm được nước mắt .Để Ba ngủ đi , hai em cứ đi làm . Đừng ngại , Chị làm vệ sinh cho Ba được mà . Không có vấn đề gì đâu . Nga biết không ? Chị nghe kể lại ; 3 tuổi Chị vẫn còn ị trong quần . Ba đi dạy về thấy Chị không chạy ra đón , cứ đứng trong góc nhà là biết ngay ; đến xốc nách vào nhà tắm để rửa ráy . Ba đã hy sinh cả đời... thêm »

Cánh cò quê ngoại. Cao Thị Hồng Nguyệt

Thuở ấy ngoại tôi ở một tỉnh ven biển của đồng bằng sông Cửu Long.Nơi ấy đồng thì chua mà nước lại mặn. Dân cư ở đây số ít buôn bán tại thị xã còn đa phần sống bằng nghề nông hàng năm với 1 mùa lúa. Nhà dì tôi ở cách thị xả hơn 20 km,nằm giữa vuông rừng dầu rộng lớn. Lúc nhỏ tôi hay thường được về chơi trong những ngày nghĩ học. Ôi thích làm sao, tôi được chạy nhảy tung tăng, hít thở khí trời trong lành và cái êm đềm dịu dàng của cánh đông quê bát ngát. Dưới thấp kia,lúa ơi là lúa, cả một màu vàng rực rỡ mỗi khi đến mùa thu hoạch. Trên đồi cao là rừng dầu bạt ngàn với... thêm »

Tuyển tập Một chút nồng nàn thơm má em của SPSG

Có những chuyện tưởng chừng như vụn vặt, rất đời thường..trong cuộc sống .Nhưng lại gợi cho ta một cảm xúc.. khi nhẹ nhàng, khi mảnh liệt. Dừng xe kế giải phân cách, sau những vạch sơn trắng, nhìn một cậu bé dìu cụ bà sang bên kia đường, nhìn mưa rơi, nhìn buổi tựu trường…..cũng làm cho ta liên tưởng đến những kỷ niệm, một thời đã in sâu trong ký ức. . . Những cảm nhận đó được thể hiện rời rạt qua lời thơ trên Facebook của bạn bè, thân hữu …phần nào cũng chia sẽ được những đồng cảm đó đến với mọi người……. Nay xin góp nhặt những lá vàng cảm xúc thể hiện lát đát khắp nơi trên NET vào ... thêm »

Thơ Đông Nguyên : Tình Già

Ta vẫn yêu em tựa thuở nào , Vẫn buồn - vẫn nhớ - vẫn chiêm bao , Vẫn thèm - vẫn muốn ... đêm nay ngủ , Đầu gối tay em - dệt ước mơ . Ta đã xa em nửa cuộc đời . Tháng ngày chồng chất - nhớ không nguôi , Chắc chiu nổi nhớ , hương yêu cũ Ấp ủ trong tim giấc mộng đời . Ngày xưa ta lấy tơ Trời , Dệt bao nhiêu mộng cho đời thêm xanh , Nhưng tơ tình quá mong manh Tình đà tan vỡ - cõi lòng quạnh hiu , Giờ đây cố bắt mây chiều Cột hương yêu ảo - tró... thêm »


Video kỹ niệm 50 năm Sư phạm Vĩnh Long 1962-1912

và 35 năm SPCĐVL do trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long tổ chức ngày 03/11/2011. Clip này đã dùng tư liệu của ông Hồ Tỉnh Tâm

Cựu GS SPVL về thăm trường 2011

Bài chép trên trang http://tongphuochiep71.com/ Cựu giáo sinh Trường Sư phạm Vĩnh Long về thăm trường. Ngày đăng: 2011-10-08 01:18:20 Ngày 2/10, các cựu giáo sinh nhiều niên khóa của Trường Sư phạm Vĩnh Long về thăm trường. đây là cuộc họp lớn nhất của giáo sinh sư phạm VL từ trước đến nay. Các giáo sinh Trần văn Chùm, Nguyễn văn Lần, Lê thị Hồng Hoa, Lê văn Thìn, Xuân Hương, Trương Hồng Hoa (TPH71.com) cũng nhân dịp này về thăm trường Sư Phạm cũ, nơi các bạn này đã có hai năm 1971-1973 mài ghế nhà trường. Tin: Trần văn Chùm, ảnh: Nguyễn văn Lần Một g... thêm »

Huỳnh Thị Hồng Nguyệt 2K9 bi giờ

Chào Luông&anh Minh. Tới hôm nay tôi mới thấy trang SPVl hoạt động lai&có mail1 bạn học cùng lớp ngày xưa.Tôi xin gởi đến 2 bạn mấy hình lan rừng của vườn tôi đã nở vào mùa mưa nầy.Mấy ngày trước anh Tân gọi về nhắc về anh Minh cho tôi nhớ lại nhưng chưa nhớ nổi ,mong bạn thông cảm nha,Hà thị Xuân bên Úc có nói cũng có nhận mail anh rồi.Chúc Luông&Minh nhiều sức khỏe Huynhthihongnguyet

Chung một mái trường Sư Phạm Vĩnh Long

Tập ảnh kỷ niệm 40 năm (1973 - 2013) chung một mái trường Sư Phạm Vĩnh Long do một số cựu giáo sinh (gồm 30 người từ nhiều vùng miền) tổ chức ngày 19 tháng 3 năm 2013 tại nhà Kim Nguyên ở Cổ Cò, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ảnh 1: Chủ nhà Kim Nguyên tuyên bố lý do họp mặt. Ảnh 2 và 3: Bạn Định ở chợ Ông Bầu (thuộc huyện Cao Lãnh) vui vẻ góp lời, nói thêm về ý nghĩa ngày kỷ niệm 40 năm. Ảnh 4: Bạn Định ở huyện Cao Lãnh chạm ly với bạn Ngọc Hồng ở thành phố Bến Tre (giữa ảnh). Phía trái ảnh là bạn Khẩn ở TP Cao Lãnh và phía ảnh là bạn Phục ở Sài Gòn. Ảnh 5: N... thêm »

Thơ Đông Nguyên: Tôi - Anh - Chúng ta

* Nhớ ngày Khiêm ra đi .* * * * Tôi viết những vần thơ* * Bằng màu mây xám - chết .* * Gửi đến Anh - người nằm trong lòng đất âm u .* * Ngôi mộ đìu hiu - đất lạnh ,* * chưa xanh màu cỏ .* * * * Tôi viếng mộ Anh , buổi chiều nắng tắt ,* * Những bông hoa héo úa - cánh hoa ủ rủ ,* * khép lá sầu .* * Những dấu chân bằng hữu ;* * Còn vươn đọng mến thương .* * ... thêm »

Phổ cập

[image: http://i60.photobucket.com/albums/h5/nightfirehenry/teacher.jpg] Ngày học ở Sư Phạm Vĩnh Long ; Thầy Mười Hai đã vẽ cho chúng tôi hình ảnh một thầy (cô) giáo làng thật oai phong lẫm liệt ."Một tay xách cặp ; một tay cầm thước ; hiên ngang bước đến trường " . Ngày đó , có bạn hỏi Thầy :" Thế có cần phải mua ngựa để cưởi không Thầy ?". Thầy có vẻ không vừa ý nói tiếp :" Thầy giáo phải như một vị tướng soái giữa ba quân !" . Những năm đầu đi dạy học ; tôi vẫn mang cái ý tưởng mình là một vị tướng soái chỉ huy mấy chục tên lính nhỏ . Vị tướng soái mới ra trường tả xun... thêm »

Xóa mù chữ

Ngày tôi chuyển công tác về quê nhà cũng là ngày sự nghiệp giáo dục của tôi bước sang một ngả rẻ khác ; tôi không còn được "gõ đầu trẻ " nữa mà phải chuyển sang làm công tác xóa mù chữ . Nhận công tác mới mà lòng không vui một chút nào ; không còn được gần gũi - dạy dỗ lũ trẻ mà tôi mến yêu nữa ; cứ nghĩ đến điều đó là lòng tôi oặn thắt . Còn đâu những ánh mắt thơ ngây , trong sáng ; những buổi sớm mai , đầu đội nón lá , tay nắm tay tung tăng đến trường ; còn đâu những tiếng la hét cười đùa trong giờ ra chơi hay những ánh mắt lấm lét khẻ nhìn tôi rồi qua... thêm »

Thương về Thường Thạnh

* * * Những lúc nhớ về nơi đó Tôi thầm tiếc tuổi hồn nhiên Bên nhánh sông dài nho nhỏ, Bốn mùa hoa trái đua chen. Tôi vẫn hằng tin nơi đó Bụi đời không dễ dấy lên Khi những tấm lòng nhơn nghĩa, Biết chia sẻ lúc muộn phiền. Khi đã sẳn lòng chung lửa Không đua danh, hám bạc tiền Ăn nói biết dừng đúng chỗ, Đứng ngồi chẳng phải lấn chen … Dù đời bây giờ gấm lụa, Phủ che giả dối, ươn hèn Dù ai bây giờ góa bụa, Khóc cười trong cõi đảo điên… * * * * * *kimlua *

Bên mồ những người thân

Bên những nấm mồ quạnh vắng Tôi thầm nghĩ chốn xa kia. Cõi ấy có nhiều mưa nắng, Có ai mỏi gánh đi, về? Cõi ấy lá vàng có rụng Ngày xuân hoa trái có hồng Bướm nhỏ có vờn đêm mộng, Hay hồn chao giữa mưa giông? Sao chẳng theo mùa trở lại Hỡi anh và chúng bạn thân? Lẽ đâu “mất” là kết thúc, Tan trong bóng tối vĩnh hằng. Lẽ đâu “đi” là biến đổi Thay vai, khác cả cảnh đời Xóa hết những gì thương nhớ, Quên người bạn diễn buồn vui. Để ai với phông màn cũ Mở hay khép cũng bẽ bàng Cơm áo vây đời khốn khổ, Khóc cười theo ý vua quan… *kimlua*

Viết cho người xa

* Đâu những tháng ngày vui cũ Tình nồng như mới quen nhau Mắt biếc cười tươi trong nắng, Nhà tranh mát ánh trăng sao. Những lúc chung lòng, chung mộng Sắn khoai cũng lắm ngọt ngào Đời vẫn chưa phai hy vọng, Mưa tan trời lại xanh cao. Lũ bỗng dâng đầy ngõ hẹp Đưa ai lạc bến xa nào Bão lớn thương đò có kịp, Chống chèo qua quãng sông sâu. Ba năm, bốn năm rồi nữa Bao giờ trầu thắm, tươi cau ? Lầm lỡ xui người lận đận, Nắng trưa, mưa sớm dãi dầu. Lại một đêm dài thao thức Nằm nghe lau lách xạc xào Áp tấm áo xưa vào ngực, Nguyện cầu phương đó thôi đau… * * * * kimlua*

Tự khúc

*Mỗi ngày Tôi nơi vỉa hè Mời gọi bán mua bên dòng tất bật Trước vô số sắc màu, âm thanh hỗn tạp Lắm khi lòng rối như tơ. Một hôm Chợt buồn, chợt muốn làm thơ Bất chợt nhận ra Tim mình vẫn chưa khô cạn Dòng sữa ấm thuở nào Mẹ chắt chiu từ cội nguồn số phận, Vẫn thầm ngan ngát hương cau. Bất chợt Tôi thèm được như cánh én nghiêng chao Tìm khói hương xưa Tìm mùa trăng cũ Dù nơi đó Không còn ai với chùm hoa nhỏ, Cũng chẳng còn tôi Đón nụ hôn đầu… Bất chợt nhận ra Chốn phố phường ngột ngạt làm sao Mới hiểu ai kia – vì đâu cáu bẳn Vì đâu tôi mãi giấu che, ngăn mật đắng... thêm »

Khói

Một làn khói nhỏ Trốn chiều bay đi Khói ơi, nhớ nhé Ru ai trở về... Dù ngày đã muộn Đã tàn cuộc chơi Nắng mưa rượt đuổi, Sắc đào úa phai. Dù không còn ai Nhóm hồng bếp cũ Áo không xanh nữa, Ước thề lãng quên. Ơi, cõi mông mênh Khói về đâu vậy Có cùng tóc mây Níu mùa xuân lại? Có cùng hoa trái Vọng đến thẳm cùng Đường em - cạm bẫy Bốn bề biết không ?... * kimlua*


Muộn (3)

Sư Phạm Vĩnh Long tại Sư Phạm Vĩnh Long - Bi giờ : Nơi lưu lại những trang viết, giao lưu, hình ảnh... hiện nay
ộn **(1) Có một chiều tĩnh lặng Như sau một hồi chuông … Trên lầu người thiếu phụ Chừng như phai phấn son Chừng như trong xuân muộn, Chơ vơ một cánh buồm. Ai hiểu lòng thiếu phụ Nghĩ gì khi chiều buông? Nghĩ gì khi hoa rụng, Như trôi vào cõi quên? Ai hiểu lòng thiếu phụ? Tôi thì không, thì không … Chỉ thấy đôi mắt tím, Nép bên rèm phớt xanh. Ai hiểu lòng thiếu phụ? Tôi thì không, thì không … Chỉ thấy chiều bảng lãng, Hương mùa xuân phai dần, Chỉ thấy chiều tĩnh lặng Sâu thẳm và cô đơn Ngồi xoay ly rượu muộn, Bóng ai như nghiêng buồn. Như những ... thêm »

Trần Tình

* ** Gửi C*** * * * * ] * * Ta với em là hai nhánh sông* * Ngăn chia đôi ngả ; rẽ đôi dòng.* * Em về chốn ấy , hoa đua nở* * Ta đứng mong theo héo cõi lòng . **** ** * Em thiên thần nhỏ của ta ơi !* * Ta vẫn yêu em cả cuộc đời* * Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa đó,* * Vẫn sống trong ta , vẫn chơi vơi . **** * ... thêm »

Hinh họp mặt lớp 2/10

*1. Một số bạn lớp 2/2 đến dự lễ giỗ cha của bạn Nguyễn Văn Khẩn* ở địa chỉ: khóm 2, phường 11, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào ngày 4 tháng 12 năm 2012. Dưới đây là mấy tấm ảnh lưu niệm: * 2. Buổi tiệc thân mật tiễn La Thị Nguyệt Lang sang Hoa Kỳ để đoàn tụ với con*, được tổ chức vào ngày chủ nhật 23 tháng 12 năm 2012 tại nhà cô Nương ở đường Lê Văn Khương, phường Hiệp Thành, quận 12, Thành phố HCM. Trong chùm ảnh là một số bạn cũ lớp 2/2 khóa 10, và một số bạn cùng khóa nhưng khác lớp. Ảnh lưu niệm chung Bạn bè còn dăm đứa, Giờ lại phải chia xa Có gì như hạt lệ, ... thêm »


Clip họp mặt 25.11.2012

Gần 100 anh chị đã đến dự, nhiều cựu giáo sinh khóa khác và dịp này đã tạm thời đề cử được ban liên lạc gia đình sư phạm Vĩnh Long dù còn thiếu một số tỉnh. Chắc rằng năm tới với sự nhiệt tình giúp đỡ của sư huynh đệ trong gia đình chúng mình sẽ tổ chức hoàn chỉnh hơn. Hẹn năm tới kính chúc sức khỏe.

Hình lớp 2 khóa 12 tháng 10/2012

Lớp 2 khóa 12 đi Vũng Tàu và khu du lịch Đại Nam tháng 10/2012

Thơ Kim Lứa: Tạm biệt Đà Lạt

*Vẫy tay chào biệt núi đồi, Chào căn gác chứa chân người lãng du. Chào cô gái trẻ Kơ-tu, Trĩu lưng vượt dốc khi mù chưa tan. Chào bao điện các phế hoang, Nỗi chi cứ phải bẻ bàng bấy lâu. Chào muôn hoa trái thắm màu, Buồn vui bên kẻ dãi dầu nắng mưa. Chào thông tỏa bóng già nua, Vẫn reo dẫu ngấm chát chua đã nhiều. Thẳng ngay dẫu lắm búa rìu, Bạc tiền vẫn cứ gây điều trái oan… *

Thơ Kim Lứa: Tình đầu

* * *Ngày em lấy chồng * * Sóng bủa bên sông * * Bằng lăng rưng rưng, * * Tím loang nỗi nhớ. * * * * Tôi nằm nghe cỏ * * Thầm thỉ hỏi nhau * * Chuyện cò lao đao, * * Trải đời hụt gió … * * * * Từ xa đò nhỏ * * Bỏ đó, bỏ đăng * * * Chốc đã mười năm, * * Bán mua lắm chợ * * Nhiều đêm trăn trở * * Lòng nhớ đến ai * * Đâu làn tóc mây, * * Mà hoa vội tím! * * * * Chiều nao qua bến * * Gọi thời tuổi thơ * * Bằng lăng tím bờ, * * Vin bông thêm nhớ * * * * Gió lùa đồng cỏ, * * Đò nhỏ xưa đâu ? * * Cò trú phương nào, * * Nắng mưa có lạ ? * * * * Tôi ngồi nhặt lá * * Thả xuống dòng sâu * * Tìm đó d... thêm »

Thơ Kim Lứa: Bên sông Hương , cảm tác

*1. Sông Hương Nước chảy hiền hòa, Sao mà vẫn cuốn cả nhà Nguyễn trôi… 2. Rót đầy ly rượu mời hoa Hỏi nhan sắc cũ, lụa là xưa đâu Tột cùng sao vội đắm sâu, Lòng dân chẳng ở bền lâu với mình ?… 3. Sẩy chân vỡ giấc son vàng, Cười khan bên những lọng tàn hẩm hiu Bần thần ngó mảnh sân rêu, Nghe đâu ngày trước dập dìu công khanh Dẫy đầy rượu thịt, yến oanh Chỉ không thấy tấm lòng dân buổi nào Phải chăng lúc ấy giặc vào, Cân đai nhốn nháo, lũy hào ngửa nghiêng ?… *

Thơ Kim Lứa: Muộn (2)

*Ngày ấy Trả câu thơ. Em đi… Sự thật Đột ngột hiện ra trần trụi Căn hộ mười hai mét vuông Bốn bức tường ám khói, Hôm nào, Em bảo màu mây. Sự thật Ngày ấy mới hay Có tổ tò vò khuất nơi kẽ cửa Đêm đêm Côn trùng cựa mình trăn trở, Đợi mùa tiết đổi thay. Sự thật Sau ngày ấy mới hay Thiếu phụ trong căn hộ bên Có đôi mắt phiền muộn Mỗi chiều Nàng như mặt trời lịm xuống, Thầm che giấu nỗi lòng mình … Ngày ấy Đã đôi năm Vuông nhà buồn tẻ, lặng thinh Như tổ tò vò trống huơ Bám khe cửa hỏng Chiều nay Nhà bên thôi quạnh, Tim đau nhói một điều gì… * ... thêm »

Thơ Kim Lứa: Muộn

*Có một chiều tĩnh lặng Như sau một hồi chuông … Trên lầu người thiếu phụ Chừng như phai phấn son Chừng như trong xuân muộn, Chơ vơ một cánh buồm. Ai hiểu lòng thiếu phụ Nghĩ gì khi chiều buông? Nghĩ gì khi hoa rụng, Như trôi vào cõi quên? Ai hiểu lòng thiếu phụ? Tôi thì không, thì không … Chỉ thấy đôi mắt tím, Nép bên rèm phớt xanh. Ai hiểu lòng thiếu phụ? Tôi thì không, thì không … Chỉ thấy chiều bảng lãng, Hương mùa xuân phai dần, Chỉ thấy chiều tĩnh lặng Sâu thẳm và cô đơn Ngồi xoay ly rượu muộn, Bóng ai như nghiêng buồn. Như những chiều tĩnh l... thêm »

Hình họp mặt ngày 25/11/2012

*Gần 100 anh chị đã đến dự,** nhiều cựu giáo sinh khóa khác và dịp này đã tạm thời đề cử được ban liên lạc gia đình sư phạm Vĩnh Long dù còn thiếu một số tỉnh. Chắc rằng năm **tới với sự nhiệt tình giúp đỡ của sư huynh đệ**trong gia đình chúng mình sẽ tổ chức hoàn chỉnh hơn. Hẹn năm tới kính chúc sức khỏe.* *** *

Kim Lứa: BÔNG SÚNG TRẮNG

*Thật đáng buồn vì một số người sớm ngã quỵ trước những cám dỗ. Ở đấy, tôi thật sự cảm phục trước bao tấm lòng biết sống đẹp như một loài hoa… * Chiếc xe đò cũ kỹ chật kín người, thở hồng hộc đưa chúng tôi đến chợ Tri Tôn, thì trời đã xế chiều. Khi ấy, cuộc chiến vừa lụi tàn, đó đây hãy còn nguyên dấu tích đạn bom. Từ phía trái cạnh chiếc cầu sắt gỉ, chúng tôi phải đổi xe ngồi thêm mươi cây số nữa, mới đến được nơi cần đến… Thuở ấy lối về Hòn Me, Hòn Đất (Kiên Giang) là một con lộ trải đất đỏ lem lấm, nhỏ hẹp. Nó gập ghềnh men theo những triền đá lởm chởm, có đoạn nó uố... thêm »

Bui thuydaonguyen: Mẹ

Xin giới thiệu bài viết nhận được từ: Bui thuydaonguyen . Nếu là Nguyễn Thúy Đào thì xin rất cảm ơn chị. Mẹ ngồi tựa cửa. Bóng chiều sẫm dần trên những mái phố. Mẹ thường ngồi như thế, kể từ khi cha em làm ăn thua lỗ và chị em bỏ nhà ra đi … Nhiều nghị lực, mẹ hay giấu nỗi buồn. Mẹ không muốn em biết nhiều rồi càng lo lắng, ảnh hưởng đến việc học. Mẹ em thứ bảy trong một gia đình có mười người con. Ông ngoại em làm nghề thợ mộc, bà ngoại mua bán gạo lẻ. Do người đông, dù chi xài tiện tặn, cảnh nhà lắm lúc thiếu trước hụt sau. Bởi vậy ngay từ nhỏ, mẹ đã ... thêm »

Bài viết: Mẹ ơi !

Vu Lan 2012 Má ơi! VTV 4 chiều nay phát lại chương trình :"Thay lời muốn nói" chủ đề :"Mẹ ơi" ; tôi bỏ bữa cơm chiều ; ngồi xem lại cho đến hết . Một lần nữa nước mắt lưng tròng , khi nhìn các MC - các ca sĩ , bông hồng đỏ thắm cài trên ngực ; hát những bài hát về mẹ . Và rồi nước mắt chảy dài trên má , không hay biết , khi Quỳnh Hương đọc những lời xẻ chia hướng về mẹ . Tình thương - nhớ má trong tôi lại bùng cháy mảnh liệt . Má ơi ! Con thương - nhớ má thật nhiều . Xa má đã mười lăm năm rồi mà cảm xúc của con về má vẫn cháy bỏng trong con . ... thêm »

Hình lớp 2 khóa 10

Hình ảnh do chị Kim Lứa lớp 2K10 đưa lên Út, Tánh (trưởng lớp 2/2, khóa 10), Kim Nguyên và Kim Lứa về dự ngày thành lập trường SPVL 2011. Ảnh kỷ niệm bạn bè khóa 10 lớp 2/2 về dự ngày thành lập trường năm 2011. Từ trái sang: Kim Anh, Mong, Chiến, Kim Lứa về dự lễ ngày thành lập trường. Từ trái sang phải: Kim Lứa, Ngọc Ánh, Út, Tánh (trưởng lớp 2/2, khóa 10). Phía sau là anh Hội (chồng Ngọc Ánh, cùng khóa nhưng khác lớp). Họp mặt tại nhà Ngọc Ánh gần Bắc Mỹ Thuận cũ, hè 2012. Ảnh lưu niệm nhân ngày giỗ nhà chị Nguyễn Thị Em ở TP. Cao Lãnh, 2011. Ảnh... thêm »

Đông Nguyên: Tôi đi dạy học

Chủ nhật 14/10/12 Luông mến ; Gửi Luông bài viết thứ ba . Đông Nguyên 62 . 2K10 SPVL Tôi đi dạy học Tôi chọn về trường Kinh 7 với lý do duy nhất vì đường từ trường về nhà tôi ngắn nhất so với các trường khác mà tôi được quyền chọn . Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước .Quê tôi với những con sông xinh xắn , uốn lượn , mang theo những con đường quanh co rợp mát , những mái nhà đơn sơ ẩn hiện dưới những khu vườn cây ăn trái trĩu quả . Những cây bần , cây gừa mọc dưới bãi nước ;những cây dừa ngả nghiêng soi bóng bên dòng sông , nước trong vắt - hiền hòa . Tuổi th... thêm »

Bài viết: Thưa Thầy ; em cũng không hiểu

6 giờ chiều thứ ba ; ngày 9/10.12 Luông mến ; Đã nhận được thư ngày 6/10 ; nhưng bận quá ; không viết trả lời ngay cho Luông ; đừng trách . Xin lỗi vì đã làm cho Luông bận rộn thêm . Từ trước đến giờ ; tôi vẫn thường viết trong Word ; thỉnh thoảng cũng lấy ra gửi cho các bạn theo cách gửi một "thông tin đính kèm" của e.mail và cũng chưa bị các bạn nói đọc không được ; nên không biết . Bây giờ thì biết rồi ; gửi bài trên trang SPVL thì phải viết bằng mã Unicode với kiểu gõ VNI . Nói lên để có thể các anh chị khác biết , không phải gặp trường hợp này . Tôi viết ... thêm »

Bài viết: Đông Nguyên K10-SPVL

8 giờ 30 sáng thứ ba 2/10/12 Luông mến ; Tuần rồi có gởi cho Luông 1 thư nhưng lơ đểnh đánh địa chỉ thiếu cái dấu chấm nên thư không đến được . Hôm nay tôi gửi cho Luông bài SPVL ; nếu được nhờ Luông đăng trong mục Ngày ấy ; với ước mong đánh động các Anh Chị - các bạn sẽ gửi bài thật nhiều về trang SPVL . Thật buồn và thật ngạc nhiên khi thấy tình trạng đói bài viết của hằng mấy ngàn người đã từng bước qua mái trường Sư Phạm Vĩnh Long . Lần nào vào trang SPVL , cũng chỉ có mấy tấm hình ,vài thông tin đã xem từ ...năm nào ; xem hoài chán quá .Thôi thì các bạn k... thêm »


Cựu giáo sinh lớp 2/2 _ 2/3 _2/10 khóa 12

Phuong Tran t.phuong40@hotmail.com Chào các anh chị và các bạn, Phương xin gởi đến trang nhà SP một số hình ảnh ngày xưa và bây giờ( hình chụp hồi tháng 5-2012). Sư phạm 4( thầy Thảo và các giáo sinh lớp 1/2 73-75). Sư phạm 5( 4 đứa chụp trước cửa phòng 18 nội trú nữ). Sư phạm 6( hình lớp 1/2 khòa 12 73-75). Sư phạm 7 và 8(cựu giáo sinh lớp 2/2 _ 2/3 _2/10 khóa 12 chụp năm 2005). 492 và 488(cựu giáo sinh lớp 2/2 khóa 12 chụp năm 2012). Thân chào, LP

Hình lớp 8K11 HM 2/5/2012

Men goi anh hinh hop mat ngay 29/04/2012 cua 8K11 tai Vinh Long de anh tuy nghi su dung. Tran ngoc Tuyet Gửi Thầy 5 tấm ảnh ngày họp bạn 29/2/2012 của lớp 2/8 K11 Ba Phan văn ... thêm »

Lê Thi Huệ 73-75 mẫu giáo

Origami Fashions origamifashions@gmail.com Than chao cac ban Toi le thi hue Su Pham Vinh long Khoa 73. 75 Mau Giao. Minh goi hinh di choi O nui Dandenong melbouner Autralia Hue nho cac le thi dung Nguyenthi luom thanh Xuan Tu phuong Cuc Bach Diep Nga Kim trong o Chung phong noi tru ....... ______________ Chào bạn vậy là chị và tui cùng khóa mà lớp mẫu giáo 11 hay 12

Hình của lớp 8K13

Anh Luông, Xem trang suphamvinhlong thấy ảnh anh, chợt nhớ có tấm ảnh thời đi học, cùng đi sinh hoạt cộng đồng năm 1974 gửi cho anh. Người mặc áo xám có phải là anh không ? Nếu đúng anh mail lại để biết tin Gửi anh kèm mấy tấm ảnh của lớp Một tám khóa 13: - Ảnh lớp Một 8 k13 để các bạn cùng khóa xem lại để nhớ về các bạn cùng chung lớp. - Ảnh đêm văn nghệ 24.12.1974 của nhóm và ảnh họp mặt ngày 3.11.2011 - Ảnh cả lớp chụp trước phòng học năm 1974 Chúc anh nhiều sức khỏe, mong anh sớm post lên trang suphamvinhlong để các bạn cùng lơp đang mong. Cảm ơn anh! ... thêm »

Nội trú nữ có ma

Thời tôi học sư phạm Vĩnh Long ( k13 ) , nghe loáng thoáng có tin đồn nhà nội trú nữ có ma . Nghe thì nghe vậy , nhưng chúng tôi chưa ai thấy ma bao giờ. Tôi nhập học và ở nội trú khoảng 4tháng . Một buổi chiều trời đẹp, cơm nước đã xong, trời vừa chập choạng tối. Bổng nghe tiếng ai đó hét lên ; " ma ... ma... " , tiếp theo tiếng hét là tiếng sập cửa sổ : ầm .. ầm ..ầm ..ầm... đều khắp cá... thêm »

Biên khảo: Hãy giữ lấy thơ Lục Bát -Nguyễn Huỳnh Đức

* * * HÃY GIỮ LẤY THƠ LỤC BÁT* Học giả Phạm Quỳnh có một câu nói bất hủ : * " Truyện Kiều còn, tiếng Ta còn. Tiếng Ta còn, nước Ta còn "* Truyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ Lục Bát, một thể thơ thuần tuý của Việt Nam. Đây là một thi phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi trên thế giới. Chỉ một tác phẩm văn học thôi, sao lại có ảnh hưởng đến sự tồn tại của cả một dân tộc, một quốc gia? Một thi phẩm dù là tuyệt tác, cũng chỉ là một thi phẩm, không thể dính liền với cả một dân tộc nếu không còn thêm một lý do khác. Lý do khác đó ch... thêm »

Một số hình ảnh của trường SPVL 03.11.2011

Một số hình ảnh của trường SPVL nhân ngày về họp trường 3/11/2011 Kính cùng thầy cô và quý sư huynh đệ, Gần 40 năm được chính thức về thăm trường xưa, Nếu dùng từ vui là chưa thật đúng. Hình ảnh khó ghi lại được những cảm xúc. Năm tới nếu có nữa anh chị nên cố gắng về mới biết được con tim mình như thế nào. Mặc dù ghép 3 trong 1 nhưng rất tuyệt và thoải mái . Nhà trường rất nhiệt tình Rất thiện cảm, chu đáo. mấy em tiếp đón nồng nhiệt thân mật, hồn nhiên. Rất nhiều cgs các khóa đầu có người run run đi với sự hộ tống của... cháu nội Phải nói rằng rất cảm ơn BGH và Ban tổ chức. Rất muốn gặ... thêm »

Huỳnh Phương Thảo 10K13- cthao1001@yahoo.com

Anh Kim đit vàng ơi, Xin lỗi anh,cho phép Pt được gọi cái tên ngày xưa thân ái do lớp 1/10 k13 đã đặt cho anh,mà anh có biết không vậy? Ngay mai là 3/11 rùi mà Pt vẫn còn lu xu bu nhiều việc quá chăc là không về VL tham dự được rồi.Tiếc quá. Pt gởi lời chào đến mọi người, rất mong anh chụp hình nhiều nhiều để đẩy lên blog cho mọi người chiêm ngưỡng với nhé. Rất ngưỡng mộ anh về cái blog "kim đít vàng" cho mọi ngườ có dịp ...tám với nhau. Thân chào anh, Phương Thảo 1/10 k13


Giàn su và cách làm dưa mắm ngon

*Cùng các bạn,* *Mấy ngày nay trời vào thu, ở San jose thời tiết se se lạnh, trẻ mau lớn, già mau tới đích! nhưng già này còn mê trồng trọt lắm. Vợ chồng già tui dù đã ở riêng với các con cái, nhưng thỉnh thoảng cũng đến nhà chúng nó săn sóc cây cảnh mà Ngọc tui thích nhứt là trồng bầu và su. Bầu thì khỏi nói, trái nhiều và trên giàn đẹp không thể tả, còn su thì trông còn vui mắt hơn. Mình gửi hình giàn su năm nay, vì mới có trái năm đầu tiên, còn ít, chứ sau đó mỗi năm trái còn thấy mê hơn nữa. Mà trái nhiều, trông đẹp rồi hái mang đi cho bạn bè cũng vui. * *Kỳ này mình dùng su là... thêm »

Dịch thơ: NHẤT CHI MAI - Quên Đi

Xin gởi đến đồng môn bài Kệ NHẤT CHI MAI vì tôi nghĩ tựa Cáo Tật Thị Chúng không hợp với bài kệ này. [*告 疾 示 眾?* 一 枝 梅 春 去 百 花 落春 到 百 花 開事 逐 眼 前 過老 從 頭 上 來莫 謂 春 殘 花 落 盡 庭 前 昨 夜 一 枝 梅 Mãn Giác Thiền Sư *CÁO TẬT THỊ CHÚNG? "NHẤT CHI MAI"** * *Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai* *Dịch nghĩa**: Mùa xuân đi qua,trăm hoa rụng hết Khi mùa xuân đến trăm hoa... thêm »